[Cập nhật 2023] Quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thương mại

Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thương mại được xác định dựa trên năng lực thực hiện hành vi dân sự của từng chủ thể, dựa theo Điều 7 trong Bộ Luật Thương mại năm 2005. Ngoài ra, các điều khoản chi tiết, thể thức cũng là yếu tố quyết định đến tính hiệu lực của hợp đồng giao kết thương mại.

Thế nào là hợp đồng thương mại?

Theo Luật Thương mại ban hành năm 2005, “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”.

Còn theo Luật Dân sự năm 2015, “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. 

dieu-kien-co-hieu-luc-cua-hop-dong-thuong-mai
                  Hợp đồng thương mại ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều ngành nghề kinh tế

Từ hai định nghĩa trên có thể hiểu hợp đồng thương mại đơn giản là thỏa thuận giữa những chủ thể tham gia (tổ chức doanh nghiệp hoặc cá nhân, một trong các bên cần có tư cách thương nhân). Điều đó nhằm mục đích xác lập, điều chỉnh hoặc kết thúc quyền lợi và nghĩa của tất cả chủ thể tham gia vào hoạt động giao dịch hàng hóa, cung cấp dịch vụ thương mại.

Hợp đồng thương mại có đặc điểm gì?

Đặc điểm dễ nhận biết nhất của hợp đồng thương mại nằm ở mục đích sinh lời. Mỗi bên tham gia giao kết hợp đồng đều có thể thu lợi nhuận từ hoạt động giao dịch hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

dieu-kien-co-hieu-luc-cua-hop-dong-thuong-mai
       Các chủ thể tham gia hợp đồng giao kết thương mại phải có một chủ thể là thương nhân

Chủ thể của loại hình hợp đồng này là cá nhân hoặc tổ chức doanh nghiệp. Trong số những chủ thể tham gia giao kết phải có ít nhất một chủ thể có tư cách thương nhân. Dựa vào Khoản 1, Điều 6 trong Luật Thương mại năm 2005, thương nhân ở đây gồm tổ chức kinh tế hoạt động hợp pháp, cá nhân hoạt động kinh doanh độc lập có đăng ký giấy phép kinh doanh.

Bên cạnh đó, đặc điểm hợp đồng thương mại còn thể hiện ở đối tượng giao dịch. Đối tượng trong hợp đồng thương mại là hàng hóa, dịch vụ cung cấp bởi chủ thể tham gia giao kết.

Trong đó, hàng hóa sẽ tồn tại theo dạng vô hình hoặc hữu hình. Hàng hóa hữu hình gồm loại hình tài sản như bất động sản, hàng hóa được tạo ra từ quá trình sản xuất, tài sản gắn liền trên đất đai (nhà ở, nhà xưởng,..). Còn hàng hóa vô hình là sản phẩm dựa trên sự sáng tạo (không tồn tại theo dạng vật chất), nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, giải trí, áp  dụng vào hoạt động kinh doanh, sản xuất.

Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thương mại

Một hợp đồng thương mại chỉ chính thức có hiệu lực nếu đáp ứng những điều kiện cơ bản theo quy định của Luật Thương mại.

Điều kiện

Sau đây là phân tích 3 điều kiện cơ bản để một hợp đồng thương mại được coi là có hiệu lực.

  • Chủ thể tham gia phải đảm bảo năng lực hành vi dân sự: Tất cả chủ thể tham gia ký kết hợp đồng phải có khả năng thực hiện hành vi dân sự, trong tình trạng tỉnh táo, không bị ép buộc hay đe dọa. Trong số các chủ thể tham gia giao kết cần có ít nhất một chủ thể có tư cách thương nhân (quy định trong Điều 7, Luật Thương mại năm 2005).
  • Nội dung hợp đồng đúng luật: Mọi điều khoản trong hợp đồng thương mại không được vi phạm quy định pháp luật, phù hợp với quy chuẩn đạo đức. Nội dung trong hợp đồng cần phải được sự thống nhất của tất cả chủ thể tham gia. Thỏa thuận cần đề cập rõ một vài nội dung cơ bản như chủng loại hàng hóa, dịch vụ; giá cả; số lượng cụ thể; hình thức và thời điểm thanh toán; quyền và nghĩa vụ của từng bên; cách thức giải quyết nếu xảy ra tranh chấp;…
  • Hình thức của hợp đồng: Nội dung của hợp đồng thương mại cần xác lập theo hình thức được pháp luật công nhận. Luật Thương mại năm 2005 chưa thống nhất quy định về mặt hình thức cho hợp đồng thương mại. Chính vì thế, tùy theo tính chất cụ thể hợp đồng, các bên tham gia cần tìm hiểu từng quy định riêng. Chẳng hạn như với hợp đồng bảo hiểm, hình thức giao kết cần thể hiện theo dạng văn bản.
dieu-kien-co-hieu-luc-cua-hop-dong-thuong-mai
  Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thương mại cần dựa theo quy định trong Luật Thương mại

Thời điểm có hiệu lực

Luật Dân sự năm 2015 đã quy định rõ thời điểm một hợp đồng chính thức có hiệu lực. Cụ thể trích dẫn luật “Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.”

Từ quy định trên dễ thấy rằng một hợp đồng giao biết thương mại bắt đầu có hiệu lực vào một trong 3 thời điểm sau đây:

  • Thời điểm hợp đồng chính thức được ký kết: Thường thì kể từ thời điểm tất cả các bên ký kết, hợp đồng sẽ bắt đầu có hiệu lực.
  • Thời điểm theo thỏa thuận của thụ thể tham gia: Các chủ thể tham gia giao kết có thể thỏa thuận thời điểm hợp đồng có hiệu lực. Tất cả thỏa thuận cần dựa trên sự đồng thuận của tất cả các bên, thỏa thuận không được trái quy định pháp luật.
  • Thời điểm dựa theo quy định liên quan: Áp dụng cho những hợp đồng thương mại mang tính đặc thù, chịu sự quản lý từ phía cơ quan nhà nước. Lúc này, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng cần tuân theo quy định riêng của từng ngành.
dieu-kien-co-hieu-luc-cua-hop-dong-thuong-mai
              Hợp đồng giao kết thương mại thường bắt đầu có hiệu lực từ thời điểm ký kết

Nguyên tắc trong giao kết hợp đồng thương mại

Dựa theo Điều 117 của Bộ luật Dân sự ban hành năm 2015, giao kết trong hợp đồng thương mại cần dựa trên tính bình đẳng, thiện chí giữa các bên. Có nghĩa, mọi bên tham gia giao kết đều có quyền đưa ra đề xuất thỏa thuận, ký kết tự nguyện sau khi đã tìm hiểu và đồng ý với tất cả thỏa thuận trong hợp đồng.

Ngoài ra, điều khoản trong hợp đồng phải đảm bảo không trái quy định pháp luật, phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh và đạo đức xã hội. Quy trình thương thảo và ký kết cần diễn ra theo đúng quy định pháp luật.

Ký kết hợp đồng thương mại bằng phương thức điện tử

Công nghệ thông tin ngày càng thể hiện sức ảnh hưởng lớn trong các hoạt động thương mại, ngay cả việc ký kết hợp đồng cũng được số hóa thay vì lập hợp đồng bằng giấy như trước đây. Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đã và đang lựa chọn ký kết hợp đồng thương mại bằng phương thức điện tử để tiết kiệm thời gian và chi phí in ấn, lưu trữ, chuyển phát.

FPT là một trong những đơn vị đầu tiên được Bộ Công Thương cấp đăng ký cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử tại Việt Nam. Giải pháp hợp đồng điện tử FPT.eContract của FPT giúp doanh nghiệp số hóa quy trình ký kết hợp đồng, tiến đến mô hình hoạt động không giấy tờ.

FPT.eContract rất tự hào khi nhận được sự tin tưởng của các doanh nghiệp lớn như Công ty CP Sữa Việt Nam Vinamilk, Ngân hàng Quốc tế VIB, hãng hàng không Vietjet,.. Nếu có nhu cầu áp dụng giải pháp hợp đồng điện tử FPT.eContract, quý khách hàng có thể tham khảo báo giá hợp đồng điện tử, hoặc liên hệ sớm với chúng tôi để được tư vấn chi tiết và demo miễn phí.

Hợp đồng vô hiệu hóa là gì? Một vài ví dụ cụ thể

Hợp đồng vô hiệu hóa dẫn tới hệ quả là mọi giao kết giữa các chủ thể tham gia đều không còn hiệu lực. Bởi khi đó, những văn bản thuộc hợp đồng này không hề có giá trị pháp lý. Vậy khi nào một văn bản hợp đồng bị xem là vô hiệu? FPT.eContract sẽ giải đáp giúp bạn câu hỏi này trong phần tổng hợp kiến thức pháp luật sau đây.

Hợp đồng vô hiệu hóa là gì?

Điều 122 trong Bộ Luật Dân sự năm 2015 đề cập khá rõ về tính vô hiệu của giao dịch dân sự. Cụ thể trích dẫn luật:

“Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác”.

hop-dong-vo-hieu-hoa
Bộ Luật Dân sự năm 2015 có đề cập quy định về hợp đồng vô hiệu hóa

Hợp đồng đơn giản là thỏa thuận giữa tất cả chủ thể tham gia vào quá trình xác lập, điều chỉnh hoặc kết thúc quyền lợi cùng nghĩa vụ dân sự. Mỗi bản hợp đồng tương tự như một giao dịch dân sự.

Như vậy, nếu hợp đồng bị vô hiệu hóa thì giao dịch dân sự cũng lập tức vô hiệu. Lúc này, từng chủ thể tham gia giao dịch không còn bị ràng buộc trách nhiệm theo cam kết hợp đồng đã ký.

Khi nào thì một hợp đồng dân sự bị vô hiệu hóa?

Muốn xác định một hợp đồng vô hiệu hóa khi nào, bạn cần xem xét dựa theo nhiều khía cạnh.

Hợp đồng bị xem là chứng từ giả mạo

Nếu tất cả chủ thể tham gia giao kết xác lập hợp đồng giả mạo cho hợp đồng dân sự khác, hợp đồng giả mạo đó sẽ bị vô hiệu.

hop-dong-vo-hieu-hoa-la-gi
Hợp đồng bị giả mạo bị xem là vô hiệu

Mặt khác, một hợp đồng dân sự bị xem là vô hiệu nếu được tạo ra nhằm mục đích giúp chủ thể giao kết trốn tránh nghĩa vụ với bên thứ ba.

Điều khoản trong hợp đồng trái với pháp luật và quy chuẩn đạo đức

Trường hợp điều khoản trong hợp đồng vi phạm pháp luật, không đúng với quy chuẩn đạo đức xã hội, trái với truyền thống tương thân tương ái của dân tộc thì hợp đồng đó cũng bị xem là vô hiệu.

Chủ thể giao kết không đủ năng thực hiện hành vi dân sự

Trường hợp chủ thể hợp đồng tham gia giao kết hợp đồng vào thời điểm mà bản thân không đủ khả năng thực hiện hành vi dân sự, chủ thể có quyền yêu cầu cơ quan tòa án hủy hợp đồng. Khi đó, cho dù hợp đồng được ký kết bởi tất cả các bên thì vẫn bị xem là vô hiệu, không có giá trị pháp lý.

Có sự nhầm lẫn giữa của chủ thể hợp đồng

Nếu một hợp đồng giao kết dân sự được tạo ra do sự nhầm lẫn của một hoặc tất cả chủ thể tham gia không đồng thuận mục đích xác lập, chủ thể bị nhầm lẫn có quyền đề nghị cơ quan phân xử tuyên bố hợp đồng vô hiệu (thường là phía cơ quan tòa án).

Chủ thể giao kết bị lừa gạt, bị ép buộc

Trường hợp một trong các chủ thể tham gia giao kết bị lừa gạt, bị ép buộc thì chủ thể bị lừa dối, ép buộc này có thể yêu cầu cơ quan tòa án xem xét tuyên bố hợp đồng vô hiệu.

hop-dong-vo-hieu-hoa-khi-nao
Nếu chủ thể của hợp đồng bị ép buộc hoặc bị lừa gạt, hợp đồng sẽ xem là vô hiệu

Trong đó, lừa dối thực hiện giao kết là hành vi mà một chủ thể của hợp đồng hoặc một bên thứ ba cố ý làm cho chủ thể còn lại hiểu sai về tính chất hợp đồng.

Chủ thể giao kết chưa đủ tuổi thành niên, không có người đại diện pháp lý

Người chưa đủ tuổi thành niên muốn tham gia ký kết hợp đồng cần được sự giám sát và đồng ý của đại diện pháp lý. Như vậy, hợp đồng của chủ thể giao kết chưa đủ tuổi thành niên, không có sự giám sát và đồng ý của đại diện pháp luật đều bị xem là vô hiệu.

Hợp đồng không thể hiện theo đúng hình thức quy định

Một hợp đồng dân sự nếu không đáp ứng yêu cầu về mặt hình thức thể hiện theo quy định cũng bị xem như vô hiệu, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt sau:

  • Hợp đồng đã xác lập bằng văn bản, tuy nhiên văn bản này không đúng theo quy định pháp luật. Đồng thời, một hoặc tất cả chủ thể tham gia đã thực hiện tối thiểu 2/3 nghĩa vụ, các chủ thể tham gia lúc này có thể yêu cầu tòa án công nhận giá trị pháp lý của hợp đồng.
  • Hợp đồng đã xác lập theo đúng thể thức văn bản nhưng sai quy định về công chứng. Đồng thời, một hoặc tất cả chủ thể tham gia đã thực hiện tối thiểu 2/3 nghĩa vụ, các chủ thể tham gia lúc này có thể yêu cầu tòa án công nhận giá trị pháp lý của hợp đồng. Khi đó, văn bản hợp đồng này không cần phải thông qua công chứng hay chứng thực.
hop-dong-vo-hieu-hoa
Hợp đồng trình bày không đúng thể thức quy định

Chủ thể giao kết không thể thực thi hợp đồng

Nếu ngay từ thời điểm xác lập hợp đồng, chủ thể giao kết không thể thực thi các điều khoản cam kết thì hợp đồng đó bị xem là vô hiệu.

Một số ví dụ về hợp đồng vô hiệu

Muốn hình dung rõ hơn về tính vô hiệu của hợp đồng dân sự, bạn hãy theo dõi một vài ví dụ sau đây.

Ví dụ 1: Hợp đồng mua bán cần sa giữa hai chủ thể tại Việt Nam. Cần sa chưa nằm trong danh sách hàng hóa hợp pháp tại Việt Nam nên hợp đồng này bị xem là vô hiệu (điều khoản hợp đồng trái quy định pháp luật).

Ví dụ 2: Hợp đồng cho tặng tài sản ký kết bởi người chưa đủ 15 tuổi, không có đại diện pháp lý. Đây là hợp đồng không có giá trị pháp lý vì chủ thể giao kết chưa đủ tuổi thành niên, không có sự giám sát của đại diện pháp lý.

Ví dụ 3: Hợp đồng cha mẹ cho tặng tài sản cho con cái nhưng cha mẹ bị ép buộc ký kết. Chủ thể tham gia giao kết (cha mẹ) không tự nguyện mà bị ép buộc nên hợp đồng này bị xem là vô hiệu.

Lời kết

Hy vọng sau phân tích trên đây của FPT.eContract, bạn sẽ hiểu hơn về tính chất của hợp đồng vô hiệu. Một văn bản hợp đồng bất kỳ đều bị xem là vô hiệu nếu không đáp ứng các quy định trong Điều 117 của Bộ Luật Dân sự.

FPT.eContract là đơn vị cung cấp phần mềm hợp đồng điện tử tiên phong tại Việt Nam phát triển bởi công ty FPT Information System. Đây chính là giải pháp giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán số hóa quy trình ký kết hợp đồng. FPT.eContract hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng mô hình văn phòng không giấy tờ, tiết kiệm 70% chi phí và 80% thời gian.

Trong tháng 5/2023, FPT.eContract sẽ cho ra mắt phiên bản miễn phí FPT.eContract Lite giúp khách hàng khởi tạo hợp đồng không hạn số lượng, thời gian. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo báo giá hợp đồng điện tử, lựa chọn gói phù hợp với doanh nghiệp của mình.

Hơn 2.000 doanh nghiệp lớn tại Việt Nam như Vinamilk, Vietjet Air, TiKi, VietBank, Toyota,… đã và đang ứng dụng phần mềm hợp đồng điện tử FPT.eContract vào quy trình vận hành của mình. Nếu có nhu cầu áp dụng, quý khách hàng có thểliên hệ với chúng tôi để được tư vấn và sử dụng bản demo miễn phí.

Hợp đồng FIDIC là gì? Các thông tin cần biết về hợp đồng FIDIC

Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài trong các dự án đầu tư xây dựng. Ký kết hợp đồng xây dựng quốc tế là điều bắt buộc với các bên. Loại hợp đồng tiêu chuẩn được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng có yếu tố nước ngoài đó là hợp đồng FIDIC. Vậy hợp đồng FIDIC là gì? Có những loại nào phổ biến?

Hợp đồng FIDIC là gì?

Đây là loại hợp đồng mẫu tiêu chuẩn trong lĩnh vực xây dựng quốc tế. Hợp đồng này được biên soạn bởi Hiệp hội kỹ sư tư vấn quốc tế được gọi tắt là FIDIC. Hợp đồng FIDIC được áp dụng trong tất cả các dự án đầu tư lớn, nhỏ thuộc ngành xây dựng mà các bên chủ thể có quốc tịch, pháp lý, ngôn ngữ khác nhau.

Hợp đồng FIDIC có đặc trưng riêng. Đó là sự phân phối rủi ro giữa các bên tham gia một cách công bằng. Rủi ro của dự án sẽ được phân tích ngay từ đầu. Từ đó lựa chọn hình thức hợp đồng tương ứng với từng quy mô dự án và mức độ rủi ro.

hop-dong-fidic
Hợp đồng FIDIC là mẫu hợp đồng tiêu chuẩn quốc tế dùng trong lĩnh vực xây dựng

Đối tượng sử dụng hợp đồng FIDIC

Hợp đồng FIDIC được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Đối tượng sử dụng hợp đồng là các đơn vị, doanh nghiệp có quốc tịch, pháp lý khác nhau. Các bên này cùng tham gia dự án đầu tư xây dựng lớn, nhỏ mang tính quốc tế. Hợp đồng sẽ giúp bảo vệ sự quyền lợi và sự công bằng của các bên.

Các dạng hợp đồng FIDIC mới nhất

Hợp đồng này có nhiều mẫu với màu sắc khác nhau, phù hợp với quy mô dự án xây dựng và nhu cầu các bên tham gia. Dưới đây là những mẫu hợp đồng FIDIC mới nhất:

Sách xanh (The Green Book)

Mẫu hợp đồng này phù hợp với các dự án có giá trị nhỏ dưới 500.000 USD. Ngoài ra, còn thích hợp sử dụng cho các dự án có thời gian thi công dưới 6 tháng. Hoặc dự án có công việc đơn giản, công việc lặp đi lặp lại.

Sách đỏ (The Red Book)

Dạng hợp đồng này phù hợp với dự án xây dựng lớn và phức tạp hơn. Trong đó chủ đầu tư (Employer) chịu trách nhiệm hầu hết phần thiết kế. Còn nhà thầu (Contractor) được phép tham gia một phần trong việc thiết kế.

Nhà tư vấn (Engineer) chịu trách nhiệm quản lý hợp đồng, giám sát việc thực hiện công trình, xác nhận việc thanh toán và thông báo cho chủ đầu tư. Dựa trên số lượng công việc đã hoàn thành, nhà thầu sẽ nhận được thanh toán theo hợp đồng.

Sách hồng (The Pink Book)

Là hợp đồng phái sinh từ sách đỏ nên hợp đồng này có đặc điểm tương tự sách đỏ. Tuy nhiên hợp đồng này được dành riêng cho các dự án đầu tư xây dựng được ngân hàng Phát triển Đa Phương (Multilateral Development Banks) tài trợ vốn.

hop-dong-fidic-moi-nhat
Sách hồng – The Pink Book

Sách cam (The Orange Book)

Dạng hợp đồng FIDIC này được áp dụng cho các dự án chìa khóa trao tay, vừa thiết kế vừa xây dựng. Nhà thầu có trách nhiệm thiết kế gần như toàn bộ dự án. Nếu nhà đầu tư yêu cầu về thiết kế thì nhà đầu tư cần có bản phác thảo. Đối với mẫu hợp đồng này, nhà tư vấn có nhiệm vụ quản lý hợp đồng; giám sát công việc xây dựng và sản xuất, lắp dựng tại công trường. Đồng thời có nhiệm vụ xác nhận việc thanh toán.

Sách vàng (The Yellow Book)

Đây là loại hợp đồng trọn gói phù hợp với dự án trong đó nhà thầu chịu trách nhiệm hầu hết các công việc về thiết kế và thi công. Nhà tư vấn là người quản lý, giám sát và xác nhận việc thanh toán. Nhà thầu được thanh toán khi hoàn thành công việc theo tiến độ đề ra. Thông thường là được thanh toán 1 lần.

hop-dong-fidic
Sách vàng – The Yellow Book

Sách bạc (The Silver Book)

Hợp đồng này dùng cho các dự án điện hoặc dự án về cơ sở hạ tầng tư nhân. Nhà thầu sẽ thiết kế và thi công công trình toàn bộ. Vì thế, trách nhiệm của nhà thầu rất lớn và rủi ro cũng khá cao. Sự tham gia của chủ đầu tư ở đây rất nhỏ. Nhà thầu được thanh toán một lần. Đây chính là dạng hợp đồng trao tay.

Sách xanh (The Blue Book)

Mẫu hợp đồng FIDIC này phù hợp với các dự án về cải tạo, nạo vét hoặc xây dựng phụ trợ. Kèm theo đó là rất nhiều các thỏa thuận hành chính. Trong hợp đồng này chủ đầu tư có trách nhiệm thiết kế công trình, xác định các thông số kỹ thuật một cách chi tiết, mô tả hoạt động của công trình và xây dựng bản vẽ.

hop-dong-fidic
Sách xanh – The Blue Book

Sách trắng (The White Book)

Sách trắng được dùng để yêu cầu nhà tư vấn cung cấp cho chủ đầu tư một số dịch vụ. Các dịch vụ đó có thể là nghiên cứu tính khả thi hay quản lý, điều hành dự án. Còn việc thiết kế, thi công dự án sẽ phù hợp với một hợp đồng FIDIC khác.

Hợp đồng DBO

Hợp đồng này để đảm bảo trách nhiệm của nhà thầu trong việc thiết kế, thi công và bảo trì sau khi bàn giao dự án. Điều này để giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra thường xuyên do các nguyên nhân như vật liệu kém chất lượng, tay nghề thi công kém,… Thời gian nhà thầu phải bảo trì dự án là 20 năm từ khi hoàn thành dự án.

Khi nào không nên sử dụng hợp đồng FIDIC?

Hợp đồng FIDIC được sử dụng phổ biến trong nhiều dự án xây dựng, kỹ thuật.  Tuy nhiên với những hợp đồng quy mô nhỏ, đơn giản thì không cần sử dụng hợp đồng này mà có thể tự thỏa thuận, thiết kế hình thức hợp đồng riêng để hợp tác lâu dài mà không cần đến hợp đồng FIDIC. Chúng ta cần cân nhắc có sử dụng hợp đồng FIDIC hay không tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, pháp luật ở các quốc gia đang đang đầu tư.

Ứng dụng hợp đồng điện tử để ký kết các hợp đồng xây dựng đang ngày càng trở nên phổ biến. Những tiện ích vượt trội của hợp đồng điện tử khiến cho loại hợp đồng ngày càng được áp dụng phổ biến trong nhiều tổ chức, doanh nghiệp. Với nhiều gói ký kết hợp đồng số khác nhau, FPT.eContract là phần mềm được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

Hợp đồng số “không biên giới” giúp doanh nghiệp dễ dàng vươn tầm thế giới để hòa nhập với sự phát triển của toàn cầu. Doanh nghiệp hãy tham khảo báo giá hợp đồng điện tử của FPT.eContract để lựa chọn giải pháp phù hợp với đơn vị mình.

Kết luận

Trên đây là những thông tin cần biết về hợp đồng FIDIC. Hy vọng những thông tin FPT.eContract chia sẻ đã giúp doanh nghiệp lựa chọn được dạng hợp đồng phù hợp với quy mô dự án của mình.

Cập nhật 2023 quy trình quản lý hợp đồng mới nhất

Quản lý hợp đồng theo đúng quy trình giúp tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả hoạt động lưu trữ và tra cứu. Trong bài chia sẻ dưới đây, FPT.eContract sẽ giúp bạn cập nhật quy trình quản lý hợp đồng mới nhất.

Vì sao cần quản lý hợp đồng theo quy trình?

Hợp đồng được quản lý theo quy trình bài bản là cách giúp các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước làm việc một cách hiệu quả, hạn chế tình trạng thất lạc giấy tờ, tài liệu. Đồng thời, quy trình quản lý chuyên nghiệp còn là giải pháp tiết kiệm thời gian, hỗ trợ tốt khâu tra cứu, nâng cao hiệu quả hoạt động cho bộ phận lưu trữ văn thư.

  • Tiết kiệm thời gian: Hợp đồng khi được quản lý theo quy trình đều có mã số riêng, STT file lưu cụ thể. Nhờ đó, các bên liên quan khi cần tra cứu không phải tốn thời gian tìm kiếm.
  • Hạn chế tình trạng thất lạc hợp đồng: Một khi áp dụng quy trình quản lý bài bản, doanh nghiệp hiếm khi phải đối mặt với tình trạng hợp đồng bị thất lạc. Bởi theo định kỳ, bộ phận lưu trữ đều phải báo cáo chi tiết tình hình quản lý, điều chỉnh thay đổi của từng bên tham gia giao kết.
  • Hỗ trợ tốt khâu tra cứu: Hợp đồng được lưu trữ theo quy trình bài bản sẽ hỗ trợ tốt quá trình tra cứu, tạo thuận lợi cho các bên liên quan khi cần cập nhật, bổ sung điều khoản.
quan-ly-hop-dong
Quản lý hợp đồng theo quy trình giúp tiết kiệm thời gian cho các bên

Quy trình quản lý hợp đồng đang được ứng dụng rộng rãi nhất

Sau đây là quy trình quản lý tài liệu hợp đồng phổ biến nhất hiện nay, triển khai theo 5 bước.

Triển khai ký kết hợp đồng

Bước thứ nhất trong quy quản lý văn bản hợp đồng chính là soạn thảo và triển khai ký kết. Trong khi thực hiện triển khai ký kết, bạn cần lưu ý đến một vài hạng mục thiết lập cần thiết như:

  • Số hợp đồng (mỗi hợp đồng cần ứng với một mã số riêng).
  • STT file lưu trữ hợp đồng.
  • Thời điểm ký kết.
  • Phụ lục của hợp đồng (cập nhật nội dung hợp đồng, các điều chỉnh thay đổi).
quy-trinh-quan-ly-hop-dong
Triển khai ký kết hợp đồng

Hoạt động ký kết cần diễn ra theo đúng luật. Nội dung trong hợp đồng phải thông qua thỏa thuận của tất cả chủ thể tham gia, theo quy định pháp luật và phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức xã hội.

Lưu trữ hợp đồng

Sau bước triển khai ký kết, hợp đồng cần được lưu trữ trên một hệ thống riêng, phân loại thành từng nhóm, đánh số cụ thể. Nhờ vậy, khi cần tra cứu, bạn sẽ không mất thời gian tìm kiếm, thông tin trong từng bản hợp đồng cũng được bảo mật tốt hơn.

Điều chỉnh bổ sung

Mỗi bên tham gia giao kết hợp đồng nếu cần bổ sung hoặc điều chỉnh phải thảo luận cùng tất cả bên còn lại. Mọi điều chỉnh phải cập nhật thông qua phụ lục, dựa theo Khoản 1 Điều 403 của Bộ Luật Dân sự chính thức ban hành từ năm 2015 về phụ lục hợp đồng.

Tiến hành báo cáo định kỳ

Trong quá trình lưu trữ hợp đồng, bên chịu trách nhiệm quản lý cần làm báo cáo định kỳ về các điều chỉnh trong hợp đồng. Bên cạnh đó, báo cáo liên quan đến hoạt động lưu trữ hợp đồng, yêu cầu thay đổi, giải quyết tranh chấp của từng bên luôn phải được cập nhật một cách thường xuyên.

Kiểm tra hiệu lực hợp đồng

Mỗi hợp đồng trong kho lưu trữ cần được kiểm tra hiệu lực định kỳ. Đây là bước thực hiện rất quan trọng trong toàn bộ quá trình quản lý tài liệu hợp đồng. Hoạt động kiểm tra hiệu lực hợp đồng giúp các bên tham gia có trách nhiệm thực thi hợp đồng hơn.

quan-ly-hop-dong
Kiểm tra hiệu lực hợp đồng

Ngoài ra khi giải quyết tranh chấp, phía cơ quan tài phán cũng xem xét hiệu lực hợp đồng và nhiều thông tin liên quan khác.

FPT.eContract – giải pháp hợp đồng điện tử giúp đơn giản hóa quy trình ký kết & quản lý hợp đồng

Phần mềm hợp đồng điện tử FPT.eContract tiên phong phát triển bởi FPT, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết bài toán số hóa quy trình ký kết hợp đồng. Khi ứng dụng FPT.eContract, doanh nghiệp có thể tiết kiệm 70% chi phí, 80% thời gian.

Quy trình quản lý hợp đồng tại doanh nghiệp, cơ quan nhà nước sẽ trở nên đơn giản hơn với sự hỗ trợ của FPT.eContract. Từ bước triển khai ký kết cho đến bước lưu trữ, cập nhật thay đổi, báo cáo định kỳ,… đều được số hóa, giúp các bên liên quan tra cứu tiện lợi, dễ dàng cập nhật thay đổi.

Trong tháng 5/2023, FPT.eContract sẽ chính thức cho ra mắt FPT.eContract Lite. Đây là phiên bản miễn phí giúp khách hàng tạo và quản lý hợp đồng không giới hạn số lượng, thời gian. Ngoài ra, khách hàng có thể tham khảo báo giá hợp đồng điện tử, cân nhắc lựa chọn gói phù hợp theo yêu cầu của doanh nghiệp.

quy-trinh-quan-ly-hop-dong
Đơn giản hóa quy trình quản lý hợp đồng với sự hỗ trợ của FPT.eContract

FPT.eContract tự hào được đồng hành với gần 2000 doanh nghiệp lớn ở Việt Nam như Vinamilk, Tiki, VIB, VietBank, Timo, Vietjet Air,…. Nếu có nhu cầu tìm hiểu thông tin chi tiết về giải pháp hợp đồng điện tử, quý khách hàng có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn báo giá và demo miễn phí.

Hợp đồng kỳ hạn là gì? Cập nhật 2023 quy định mới nhất

Hợp đồng kỳ hạn đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Loại hình hợp đồng này giúp doanh nghiệp ứng phó tốt hơn trước rủi ro từ biến động giá cả hàng hóa, lãi suất, tài sản tài chính. 

Vậy cần hiểu chính xác hợp đồng kỳ hạn là gì? FPT.eContract sẽ giúp bạn cập nhật một vài quy định mới nhất về loại hình hợp đồng này trong bài viết dưới đây. 

Hợp đồng kỳ hạn là gì? 

So với nhiều loại hình hợp đồng khác, hợp đồng kỳ hạn (forward contract) vẫn còn tương đối mới mẻ. Muốn hiểu rõ khái niệm của loại hình giao kết kỳ hạn, bạn cần tham khảo một số quy định trong Luật Chứng khoán 2019.

Khái niệm

Theo Khoản 13 Điều 4 Luật chứng khoán ban hành năm 2019 và chính thức có hiệu lực từ năm 2021, hợp đồng kỳ hạn được định nghĩa cụ thể như sau:

Hợp đồng kỳ hạn là loại chứng khoán phái sinh giao dịch thỏa thuận, xác nhận cam kết giữa các bên về việc mua hoặc bán số lượng tài sản cơ sở nhất định theo mức giá đã được xác định vào ngày đã xác định trong tương lai.”

Như vậy, loại hình giao kết kỳ hạn tương tự như chứng khoán phái sinh. Trong giao kết này, chủ thể tham gia là người mua và người bán sẽ thực hiện giao dịch một loại hình tài sản tại thời điểm trong tương lai, theo giá thỏa thuận tại thời điểm hiện tại. 

hop-dong-ky-han
Hợp đồng kỳ hạn chính là loại hình hợp đồng giao sau

Nói cách khác, hợp đồng giao kết kỳ hạn hay forward contract chính là loại hình hợp đồng giao sau. Đối tượng hay tài sản cơ sở trong hợp đồng được giao sau 2 ngày hoặc xa hơn kể từ thời điểm ký kết. 

Ví dụ: Công ty A đặt mua 10 tấn cà phê của Công ty B theo dạng hợp đồng kỳ hạn với đơn giá 100.000đ/kg tại thời điểm ký kết (14/05/2023). Theo bản hợp đồng này, Công ty B cần giao đúng số lượng cà phê cho Công ty A vào ngày 14/06/2023. Đến ngày 14/06/2023, dù giá cà phê có lên xuống thế nào thì Công ty B vẫn phải giao đủ 10 tấn cà phê theo đơn giá 100.000đ/kg cho Công ty A.  

Yếu tố cấu thành hợp đồng kỳ hạn

Một hợp đồng giao kết kỳ hạn chỉ được xem là hợp pháp nếu hội tụ đầy đủ yếu tố cơ bản như tài sản cơ sở, chủ thể giao kết,.. Cụ thể như: 

  • Tài sản cơ sở mua bán: Gồm tài sản thực từ quá trình sản xuất (nông sản, khoáng sản,…) và tài sản tài chính (ngoại tệ, nội tệ, cổ phiếu,..). 
  • Chủ thể tham gia hợp đồng: Bên mua và bên bán đồng ý với tất cả điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng. 
  • Thời điểm giao hàng trong tương lai: Chính là thời điểm hợp đồng được thanh toán. Hàng hóa cần phải được giao đúng thời điểm cam kết trong hợp đồng vào một ngày xác định trong tương lai. 
  • Giá kỳ hạn: Giá của hàng hóa, dịch vụ được xác định tại thời điểm ký kết nhưng lại áp dụng vào thời điểm giao hàng trong tương lai. Để xác định giá kỳ hạn, người ta thường dựa vào giá giao ngay và lãi suất. 

Một số loại hình hợp đồng kỳ hạn cơ bản 

Hợp đồng giao kết kỳ hạn áp dụng trên thị trường tài chính, mua bán hàng hóa hiện hiên rất đa dạng. Chẳng hạn như: 

  • Hợp đồng cổ phiếu: Tài sản cơ sở trong loại hình hợp đồng này là cổ phiếu. 
  • Hợp đồng trái phiếu: Tài sản cơ sở tương ứng trong hợp đồng là trái phiếu. 
  • Hợp đồng hàng hóa: Tài sản cơ sở tương ứng trong hợp đồng là các loại hàng hóa (nông sản, khoáng sản, sản phẩm năng lượng,..). 
  • Hợp đồng giao dịch tiền tệ: Bên mua và bên bán tiến hành trao đổi tiền tệ theo một tỷ giá được xác định tại thời điểm hiện tại nhưng lại giao dịch trong tương lai. 
  • Hợp đồng lãi suất: Hai chủ thể tham gia đồng ý với mức lãi suất được ấn định ở hiện tại nhưng áp dụng vào một thời điểm xác định trong tương lai. 
  • Hợp đồng không giao dịch: Hai chủ thể tham gia hợp đồng tiến hành giao dịch bằng tiền mặt theo thỏa thuận.
hop-dong-ky-han-la-gi
Hợp đồng giao kết kỳ hạn gồm nhiều loại hình

Rủi ro cần lường trước khi tham gia hợp đồng kỳ hạn 

Khi tham gia giao kết kỳ hạn, doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro liên quan đến thanh khoản và thanh toán. 

  • Rủi ro liên quan đến vấn đề thanh khoản: Hợp đồng giao kết kỳ hạn vẫn còn khá xa lạ tại Việt Nam. Bởi chủ yếu chỉ có sự tham gia của 2 bên, không qua trung gian nên rủi ro liên quan đến thanh khoản của loại hình hợp đồng này là rất lớn. 
  • Rủi ro liên quan đến vấn đề thanh toán: Hợp đồng giao kết kỳ hạn gần như không có sự tham gia của bên trung gian, không có ký quỹ phòng ngừa rủi ro cho các bên. Trường hợp giá mua trong tương lai thấp hơn giá mua trong hợp đồng, bên mua hàng có thể tìm cách thoái thác thanh toán. Bên giao hàng lúc này phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. 
hop-dong-ky-han
Chủ thể của hợp đồng giao kết kỳ hạn thường phải đối mặt với rủi ro thanh khoản và thanh toán

Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai có giống nhau không? 

Cả hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai đều hoạt động như công cụ tài chính phái sinh. Thế nhưng nếu xét kỹ hơn về mặt bản chất, hai loại hình hợp đồng này vẫn có khá nhiều khác biệt. Sau đây là bảng so sánh điểm khác biệt. 

Tiêu chí so sánh Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng tương lai
Quy chuẩn trung Không yêu cầu chuẩn hóa về mặt điều khoản, giá trị hay số lượng tài sản cơ sở Được niêm yết trên các sàn chứng khoán phái sinh, yêu cầu chuẩn hóa về mặt điều khoản, giá trị và số lượng tài sản cơ sở
Thị trường giao dịch Thị trường phi tập trung Thị trường tập trung
Thời điểm thanh toán Thanh toán khi hàng được giao Thanh toán hàng ngày
Tài sản thế chấp Tài sản thế chấp chưa được chuẩn hóa  Tài sản thế chấp đã qua chuẩn hóa về mặt khối lượng, chất lượng, giá trị
Tính thanh khoản  Thấp hơn hợp đồng tương lai Thanh khoản khá cao bởi được niêm yết trên các sàn giao dịch
Ký quỹ  Không bố trí ký quỹ Có bố trí khí quỹ, cả hai chủ thể tham gia đều phải đặt cọc

                             Bảng so sánh hợp đồng giao kết kỳ hạn và hợp đồng tương lai

FPT.eContract tự hào là giải pháp hợp đồng điện tử hàng đầu tại Việt Nam được phát triển bởi FPT IS, sở hữu đầy đủ chứng chỉ bảo mật và đáp ứng quy định pháp lý hiện hành. Đây là giải pháp cho doanh nghiệp trong số hóa quy trình khởi tạo, lưu trữ, quản lý hợp đồng, hướng đến xây dựng văn phòng làm việc không giấy tờ.

Nếu có nhu cầu tìm hiểu, quý khách hàng có thể tham khảo báo giá hợp đồng điện tử để lựa chọn gói đăng ký phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

Từ tháng 5/2023, FPT.eContract chính thức cho ra mắt phiên bản miễn phí FPT.eContract Lite. Với phiên bản này, khách hàng có thể tạo hợp đồng miễn phí mà không bị giới hạn bởi số lượng, thời gian. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về hợp đồng điện tử, quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và demo miễn phí.

Hợp đồng song vụ là gì? 8 Nội dung cơ bản nhất

Hợp đồng song vụ được áp dụng phổ biến trong các giao kết dân sự. Trong đó, hợp đồng thuê nhà, hợp đồng cho tặng tài sản, hợp đồng vay vốn ngân hàng,… đều là dạng giao kết song vụ, yêu cầu mỗi bên tham gia phải thực hiện trách nhiệm cam kết với nhau.

Hợp đồng song vụ là gì?

Chiếu theo Khoản 1 Điều 402 của Bộ Luật Dân sự ban hành năm 2015, hợp đồng song vụ được định nghĩa đơn giản như sau:

“Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.”

Hiểu đơn giản thì tất cả bên tham gia vào giao kết song vụ đều phải có nghĩa vụ với nhau, theo đúng điều khoản cam kết trong hợp đồng.

Chẳng hạn như với hợp đồng thuê nhà, bên đi thuê cần trả tiền thuê theo đúng kỳ hạn đã cam kết với bên cho thuê. Còn bên cho thuê phải có trách nhiệm bàn giao nhà cho bên theo đúng thời gian cam kết trong hợp đồng cho thuê đã ký.

hop-dong-song-vu
Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng song vụ phải có trách nhiệm với nhau

Nội dung cơ bản trong hợp đồng song vụ

Nội dung trong hợp đồng nêu rõ quyền và nghĩa vụ của từng bên tham gia giao kết. Nhằm tránh tranh chấp nảy sinh giữa các bên, Luật Dân sự 2015 đã quy định chi tiết những điều khoản cơ bản nhất cần có trong hợp đồng song vụ. Bao gồm:

  1. Chủ thể tham gia giao kết: Cần ghi thông tin cụ thể của từng bên. Nếu bên thực hiện giao kết là tổ chức doanh nghiệp thì cần phải đủ thẩm quyền theo quy định pháp luật. Trường hợp là người được ủy quyền, bên nhận ủy quyền phải cung cấp giấy tờ chứng minh.
  2. Đối tượng giao kết trong hợp đồng: Cần nêu rõ đối tượng giao kết trong hợp đồng. Chẳng hạn với hợp đồng mua bán đất đai thì đất đai chính là đối tượng giao kết.
  3. Số lượng và đặc điểm: Trong hợp đồng có mục ghi rõ số lượng và đặc điểm của đối tượng giao kết. Ví dụ với hợp đồng mua bán hàng hóa, người soạn thảo đồng phải ghi chính xác số lượng và chất lượng hàng hóa.
  4. Giá cả và phương thức thanh toán: Giá cả của hàng hóa, dịch vụ và cần ghi chính xác trong hợp đồng. Cùng với đó là phương thức thanh toán cụ thể. Trong đó, giá cả phải ghi đầy đủ theo dạng chữ viết và chữ số.
  5. Nơi chốn và thời gian thực hiện hợp đồng: Ghi chính xác thời gian và địa điểm thực thi hợp đồng.
  6. Quyền lợi và nghĩa vụ của từng bên: Nội dung liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ phải được thảo luận bình đẳng giữa các bên tham gia giao kết.
  7. Mức xử phạt nếu vi phạm: Mức xử phạt tối đa tương đương 8%, hoặc theo thỏa thuận của tất cả bên tham gia giao kết.
  8. Cách thức xử lý tranh chấp: Tự thỏa thuận đền bù, chọn cơ quan tài phán hoặc tòa án phân xử tranh chấp.
hop-dong-song-vu-la-gi
Nội dung cơ bản trong hợp đồng song vụ được quy định trong Luật Dân sự 2015

Quy định pháp lý liên quan về hợp đồng song vụ

Sau đây là phần phân tích một vài quy định pháp lý liên quan về hợp đồng song vụ.

Phạm vi thực hiện

Quy định về phạm vi thực hiện hợp đồng song vụ được đề cập rất rõ trong Điều 410 Luật Dân sự 2015. Trích dẫn luật:

  • “Trong hợp đồng song vụ, khi các bên đã thỏa thuận thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn; không được hoãn thực hiện với lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình, trừ trường hợp quy định tại Điều 411 và Điều 413 của Bộ luật này.
  • Trường hợp các bên không thỏa thuận bên nào thực hiện nghĩa vụ trước thì các bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau; nếu nghĩa vụ không thể thực hiện đồng thời thì nghĩa vụ nào khi thực hiện mất nhiều thời gian hơn thì nghĩa vụ đó phải được thực hiện trước.”

Theo quy định trên, việc thực thi nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng cần tiến hành theo thỏa thuận của các bên. Điều này có nghĩa từng bên tham gia giao kết có thể thỏa thuận thời hạn thực thi thỏa thuận.

hop-dong-song-vu
Các bên tham gia có thể thỏa thuận thời gian thực thi hợp đồng

Nhằm đảm bảo công bằng cho tất cả các bên, nghĩa vụ của từng bên cần phải thực thi đồng thời. Thực thi đồng thời ở đây nghĩa là tất cả chủ thể tham gia cần thực hiện nghĩa vụ trong cùng thời gian. Trường hợp không thể thực thi nghĩa vụ đồng thời một nghĩa vụ cụ thể nào đó thì nghĩa vụ đó cần được thực hiện trước.

Quyền lợi thực hiện trì hoãn nghĩa vụ

Muốn biết quyền lợi trì hoãn nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ, bạn hãy tham khảo Điều 411, Luật Dân sự 2015. Cụ thể trích dẫn luật:

  • “Bên phải thực hiện nghĩa vụ trước có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ, nếu khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên kia đã bị giảm sút nghiêm trọng đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện được nghĩa vụ hoặc có biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
  • Bên phải thực hiện nghĩa vụ sau có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ đến hạn nếu bên thực hiện nghĩa vụ trước chưa thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn.”

Từ quy định trên dễ thấy rằng bên có nghĩa vụ có thể yêu cầu trì hoãn thực thi nghĩa vụ. Tuy nhiên, việc trì hoãn rồi cần dựa theo luật chứ không do bên yêu cầu trì hoãn quyết định.

Khả năng thực thi nghĩa vụ của phía chủ thể cần thực hiện nghĩa vụ sẽ dựa theo căn cứ thời điểm thực thi nghĩa vụ. Chính vì thế, phía chủ thể cần thực hiện nghĩa vụ chỉ được quyền trì hoãn trong trường hợp không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết.

Quyền cầm giữ tài sản

Theo Điều 412 trong Luật Dân sự 2015, quyền cầm giữ tài sản được quy định cụ thể như sau:

“Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình thì bên có quyền xác lập quyền cầm giữ tài sản đối với tài sản của bên có nghĩa vụ theo quy định từ Điều 346 đến Điều 350 của Bộ luật này.”

Như vậy, cầm giữ tài sản chỉ thực hiện trong trường hợp bên chủ thể có nghĩa vụ không thực hiện theo đúng nghĩa vụ cam kết. Khi đó, bên có nghĩa vụ đã vi phạm điều khoản hợp đồng. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực thi đúng cam kết hoặc từ chối thực hiện cam kết, bên phía chủ thể có quyền lợi có quyền cầm giữ tài sản.

hop-dong-song-vu-la-gi
Việc cầm giữ tài sản được thực hiện nếu bên có nghĩa vụ không thực thi cam kết hợp đồng

FPT.eContract là giải pháp hợp đồng điện tử tiên phong, hỗ trợ doanh nghiệp số hóa quy trình ký kết hợp đồng. Từ đó giúp doanh nghiệp hướng đến mô hình hoạt động không giấy tờ, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Hợp đồng điện tử FPT.eContract được cấp nhiều chứng chỉ bảo mật cấp cao, đảm bảo tính pháp lý như hợp đồng truyền thống.

Nếu doanh nghiệp của bạn cần ký kết số lượng hợp đồng lớn, với quy trình triển khai lên đến 1-2 tuần, FPT.eContract chính là giải pháp giúp rút ngắn thời gian ký kết chỉ còn vài phút. Nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam như Ngân hàng Quốc tế VIB, Toyota Việt Nam, hãng hàng không Vietjet,… đang tin tưởng ứng dụng FPT.eContract. Nếu có nhu cầu tìm hiểu và ứng dụng giải pháp này, quý khách hàng có thể tham khảo bảng giá hợp đồng điện tử, hoặc liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết và demo miễn phí.

Hiểu hơn về quy định bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại

Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại là gì? Dựa trên căn cứ nào? Mức độ bồi thường là bao nhiêu? Đây là mối quan tâm của nhiều tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình thiết lập hợp đồng thương mại. Nếu không nắm vững và đầy đủ các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì việc việc áp dụng chế tài này rất khó khăn. Bởi vậy, bài dưới đây sẽ làm rõ hơn về quy định này.

1. Thế nào là bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại

Trong giao dịch thương mại, khi một bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ, trách nhiệm như đã thỏa thuận thì có nghĩa là đã vi phạm hợp đồng. Việc vi phạm hợp đồng sẽ gây nên những tổn thất cho bên còn lại. Bên vi phạm hợp đồng cần có nhiệm bồi thường, khắc phục những thiệt hại do hành vi vi phạm gây nên.

Bồi thường thiệt hại được quy định trong Điều 302 Luật Thương mại 2005 (viết tắt là LTM) như sau:

“Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.”

Như vậy có thể hiểu rằng, bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại là chế tài pháp luật quy định. Chế tài này buộc bên vi phạm bù đắp những thiệt hại do hành vi vi phạm các điều khoản trong hợp đồng thương mại gây nên cho bên còn lại.

Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại là chế tài để bảo vệ quyền lợi của các bên
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại là chế tài để bảo vệ quyền lợi của các bên

2. Khi nào áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại?

Căn cứ pháp lý để áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là Điều 303, Luật Thương mại 2005. Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh trong các trường hợp sau:

2.1. Có hành vi vi phạm hợp đồng

Hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra khi một bên không tuân thủ các quy định đã ký kết trong hợp đồng. Tức là không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đủ nghĩa vụ của mình như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp thực hiện trái với quy định của pháp luật cũng là hành vi vi phạm hợp đồng. Điều này gây nên những tổn thất cho bên bị vi phạm. Như vậy việc vi phạm hợp đồng thương mại chính là căn cứ để áp dụng chế tài bồi thường thường thiệt hại.

2.2. Có thiệt hại thực tế

Thiệt hại thực tế là những thiệt hại có thể tính toán được cụ thể, có thể quy ra được thành tiền mà bên bị vi phạm phải gánh chịu do bên vi phạm gây ra. Thiệt hại đó có thể là giá trị tổn thất trực tiếp hoặc khoản lợi trực tiếp mà lẽ ra bên bị vi phạm được hưởng nếu không xảy ra việc vi phạm hợp đồng.

Căn cứ vào Điều 304 và 305 trong LTM 2005 thì chế tài bồi thường chỉ được áp dụng khi người bị vi phạm làm rõ được thiệt hại đang gánh chịu là do vi phạm hợp đồng gây ra.

2.3. Việc vi phạm hợp đồng là lý do trực tiếp gây ra tổn thất

Trong trường hợp xảy ra thiệt hại, bên bị vi phạm hợp đồng phải chứng minh được thiệt hại đó xảy ra có nguyên nhân trực tiếp là do bên kia vi phạm hợp đồng. Các thiệt hại xảy ra gián tiếp, quá xa với hành vi vi phạm thì không được tính là căn cứ yêu cầu bồi thường.

Bồi thường thiệt hại cần được thực hiện khi vi phạm hợp đồng
Bồi thường thiệt hại cần được thực hiện khi vi phạm hợp đồng

3. Trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Điều 294, LTM 205 cũng quy định một số trường hợp không phải thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại như:

  • Thiệt hại xảy ra trong trường hợp các bên đã tự thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Thiệt hại xảy ra khi hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra trong trường hợp bất khả kháng.
  • Việc vi phạm hợp đồng của bên này là hoàn toàn là do lỗi của bên còn lại.
  • Hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra do việc thực hiện quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Bên vi phạm hợp đồng cần phải chứng minh được hành vi vi phạm của mình nằm trong trường hợp miễn trách nhiệm. Thêm vào đó cần có văn bản thông báo cho bên còn lại biết về sự việc này. Nếu không thông báo hoặc thông báo chậm trễ thì bên vi phạm hợp đồng vẫn phải bồi thường thiệt hại.

Một số trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Một số trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại

4. Mức bồi thường thiệt hại trong HĐTM xác định như thế nào?

Pháp luật không quy định cụ thể về tỷ lệ bồi hay mức bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại. Mức bồi thường sẽ dựa trên giá trị thiệt hại trực tiếp do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi nhuận trực tiếp mà đáng lẽ ra bên bị vi phạm được hưởng. Bên bị vi phạm cũng cần phải chứng minh được sự thiệt hại này xảy ra là do tác động trực tiếp từ việc vi phạm hợp đồng.

Ngoài ra, bên bị vi phạm cũng cần áp dụng các giải pháp phù hợp để hạn chế tối đa thiệt hại xảy ra. Trong trường hợp có thể hạn chế được mà bên vi bị phạm không áp dụng thì bên vi phạm được quyền yêu cầu giảm bớt mức bồi thường.

Mức độ bồi thường thiệt hại do 2 bên tự thỏa thuận
Mức độ bồi thường thiệt hại do 2 bên tự thỏa thuận

5. Hình thức của bồi thường thiệt hại

Các bên có thể tự thỏa thuận về hình thức bồi thường. Các hình thức bồi thường thiệt hại phổ biến bao gồm bồi thường bằng hiện vật, bằng tiền, thậm chí là công việc. Có thể thực hiện bồi thường 1 lần hoặc chia làm nhiều lần.

6. Kết luận

Chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại chỉ được áp dụng khi hợp đồng có giá trị pháp lý với những quy định cụ thể. Ký kết hợp đồng điện tử là một trong những giải pháp được các doanh nghiệp lựa chọn để đảm bảo sự minh bạch thông tin và giá trị pháp lý theo quy định. Từ đó, việc áp dụng chế tài bồi thường dễ dàng hơn. FPT e.Contract là lựa chọn tốt nhất hiện nay để triển khai quy trình số hóa trong giao kết hợp đồng. Các doanh nghiệp có mong muốn sử dụng giải pháp này hãy tìm hiểu thêm về báo giá hợp đồng điện tử. Ngoài ra, để hiểu hơn về hợp đồng điện tử hãy liên hệ với FPT để được nhân viên tư vấn miễn phí.

Chế tài xử phạt vi phạm hợp đồng thương mại như thế nào?

Hợp đồng thương mại là căn cứ để các bên liên quan thực hiện đúng quyền lợi và nghĩa vụ như đã thống nhất. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện có không ít trường hợp vi phạm hợp đồng thương mại gây thiệt hại cho bên bị vi phạm. Để hạn chế điều này xảy ra, pháp luật đã ban hành những chế tài xử phạt nghiêm minh.

1. Vi phạm hợp đồng thương mại là gì?

Theo Điều 3, Luật Thương mại 2005 thì: “Vi phạm hợp đồng là một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của luật này”.

Khái niệm ở trên là quy định chung cho tất cả các loại vi phạm hợp đồng nói chung trong đó có vi phạm hợp đồng thương mại. Trong quá trình thực hiện, một bên hoặc cả 2 bên có thể vi phạm hợp đồng ở một hoặc nhiều nghĩa vụ.

Các vi phạm này đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là hành động vô tình hoặc cố ý. Hậu quả là gây ra thiệt hại cho các bên và gây nên những tranh chấp cần phải giải quyết.

 

Vi phạm hợp đồng thương mại là việc thực hiện không đúng theo hợp đồng đã ký
Vi phạm hợp đồng thương mại là việc thực hiện không đúng theo hợp đồng đã ký

2. Các biểu hiện của vi phạm hợp đồng thương mại

Vi phạm hợp đồng được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Các biểu hiện này chính là việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng với những cam kết đã ghi trong hợp đồng. Chẳng hạn như:

  • Cung cấp thông tin không đúng cho bên còn lại.
  • Chất lượng sản phẩm, dịch vụ không đạt yêu cầu như đã cam kết.
  • Sản phẩm bàn giao không đủ số lượng như đã ghi trong hợp đồng.
  • Bàn giao sản phẩm, dịch vụ không đúng tiến độ, thời gian.
  • Không thanh toán đầy đủ hoặc thanh toán chậm tiến độ.
  • Sai sót kỹ thuật trong quá trình thực hiện dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng.
 

3. Các chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm hợp đồng thương mại

Vi phạm hợp đồng thường dẫn đến tranh chấp giữa các bên và cần phải xử lý dựa trên các văn bản có giá trị pháp lý. Các biện pháp xử lý tranh chấp có thể được các bên quy định ngay khi thiết lập hợp đồng. Hoặc có thể áp dụng hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật. Dưới đây là các hình thức xử phạt theo quy định:

3.1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng

Với chế tài xử phạt này, bên vi phạm bắt buộc phải thực hiện đúng như đã cam kết trong hợp đồng giấy hoặc hợp đồng điện tử. Hoặc bên vi phạm có giải pháp khác để hợp đồng thương mại được thực hiện.

Chẳng hạn, bên vi phạm giao thiếu hàng thì cần giao lại đủ hàng, cung ứng dịch vụ không đúng thì cần cung ứng đúng như thỏa thuận. Nếu giao hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng thì phải khắc phục thiếu sót của hàng hóa, dịch vụ. Bên vi phạm không được tự ý thay thế chủng loại hàng hóa hoặc dịch vụ khác và không được dùng tiền nếu không được sự đồng ý của bên bị vi phạm. Mọi chi phí phát sinh bên vi phạm phải trả.

Trường hợp bên vi phạm không thực theo quy định như trên thì bên bị vi phạm được phép mua hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ của bên khác theo đúng chủng loại hàng hóa, dịch vụ trong hợp đồng. Tiền chênh lệch và chi phí phát sinh nếu có thì bên vi phạm phải chịu. Bên bị vi phạm cũng có quyền tự khắc phục thiếu sót của hàng hóa, dịch vụ và bên vi phạm phải thanh toán các chi phí hợp lý.

Nếu bên vi phạm là bên mua thì bên còn lại được phép yêu cầu bên mua trả tiền và nhận hàng. Đồng thời bên mua phải hoàn thành các nghĩa vụ khác như đã quy định trong hợp đồng.

3.2. Phạt vi phạm hợp đồng thương mại

Với hình thức xử phạt này, bên vi phạm hợp đồng cần phải trả cho bên bị vi phạm một khoản tiền phạt như đã được ghi trong hợp đồng. Các bên tự thỏa thuận mức phạt nhưng không vượt quá giới hạn về mức phạt pháp luật đã quy định.

Theo Điều 301 Luật Thương Mại 2019, mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không được quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Đối với hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng thì mức phạt vi phạm không quá 12% phần giá trị hợp đồng bị vi phạm. Ngoài ra, theo thỏa thuận, bên vi phạm có thể vừa phải phạt vi phạm, vừa phải bồi thường thiệt hại, hoặc chỉ phải chịu phạt vi phạm.

Vi phạm hợp đồng có nhiều biểu hiện khác nhau
Vi phạm hợp đồng có nhiều biểu hiện khác nhau

3.3. Bồi thường thiệt hại

Bồi thường thiệt hại được áp dụng khi có thiệt hại xảy ra. Đồng thời phải có đủ căn cứ để bên vi phạm có trách nhiệm bồi thường. Chẳng hạn, hành vi vi phạm hợp đồng là lý do trực tiếp gây nên thiệt hại, có thiệt hại thực tế xảy ra. Với chế tài này, bên vi phạm phải bồi thường tất cả những thiệt hại về vật chất mà bên bị vi phạm bị mất do việc vi phạm hợp đồng gây ra. Ngoài ra, bên vi phạm cũng phải bồi thường các tổn thất tinh thần cho bên còn lại. Hình thức xử phạt này đã được quy định rõ trong Điều 360 của Bộ luật Dân sự 2015.

Nghĩa vụ của bên bị vi phạm là phải chứng minh được thiệt hại và mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng gây nên.

 

Bồi thường thiệt hại áp dụng khi có thiệt hại xảy ra
Bồi thường thiệt hại áp dụng khi có thiệt hại xảy ra

3.4. Các hình thức xử phạt khác

Ngoài các chế tài xử phạt ở trên còn có một số hình thức phạt vi phạm hợp đồng thương mại khác như: hủy bỏ hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng. Hoặc các biện pháp xử phạt khác do các bên thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật.

Một số trường hợp bên vi phạm được miễn trách nhiệm hợp đồng như: hành vi phạm xảy ra hoàn toàn do lỗi của bên kia, hành vi vi phạm xảy ra do quyết định của cơ quan nhà nước và điều này các bên đều không biết tại thời điểm ký hợp đồng, xảy ra sự kiện bất khả kháng. Các trường hợp miễn trách nhiệm được quy định trong Điều 129, Luật Thương mại 2005.

4. Kết luận

Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp ứng dụng ký hợp đồng điện tử. Phương thức giao kết hợp đồng số đảm bảo tính pháp lý và độ minh bạch cao. Vì thế các hành vi vi phạm hợp đồng thương mại đã giảm đáng kể. Tại Việt Nam, FPT.eContract là giải pháp phần mềm hợp đồng điện tử hàng đầu được Bộ Công Thương cấp phép hoạt động.

Giải pháp này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được 70% chi phí và 80% thời gian. Tham khảo báo giá hợp đồng điện tử của FPT.eContract giúp doanh nghiệp lựa chọn được gói dịch vụ phù hợp nhất. Doanh nghiệp có thể đăng ký nhận tư vấn miễn phí ngay hôm nay để được tư vấn kỹ hơn về ký kết hợp đồng điện tử,

Điểm danh các loại hợp đồng thương mại phổ biến trong quy định

Hiện nay hợp đồng thương mại được sử dụng rất nhiều trong các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên không phải ai cũng biết có các loại hợp đồng thương mại nào, nội dung và hình thức ra sao. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ các vấn đề này.

1. Các loại hợp đồng thương mại phổ biến trong quy định

Dựa vào mục đích và đặc điểm giao dịch, hợp đồng thương mại được chia thành nhiều loại. Dưới đây là các loại hợp đồng thương mại phổ biến nhất.

1.1. Hợp đồng mua bán hàng hóa

Đây là loại hợp đồng có sự thỏa thuận giữa bên bán hàng và bên mua hàng. Trong đó bên bán hàng có trách nhiệm chuyển hàng hóa cho bên mua. Đồng thời bên mua có trách nhiệm nhận hàng và thanh toán cho bên bán. Việc giao hàng, thời gian giao, địa điểm, phương thức giao hàng,…được thỏa thuận rõ trong hợp đồng.

Hợp đồng mua bán hàng hóa có 2 loại phổ biến là HĐMB hàng hóa trong nước và HĐMB hàng hóa quốc tế.

Các loại hợp đồng thương mại rất đa dạng

1.2. Hợp đồng dịch vụ

Hợp đồng dịch vụ cũng là một trong những loại hợp đồng thương mại được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Khái niệm hợp đồng dịch vụ được quy định chi tiết trong Điều 513, Điều 514 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

“Điều 513. Hợp đồng dịch vụ

Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.

Điều 514. Đối tượng của hợp đồng dịch vụ

Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.”

Một số hợp đồng dịch vụ phổ biến như: Hợp đồng dịch vụ kế toán, hợp đồng dịch vụ tài chính, hợp đồng dịch vụ bảo hiểm, hợp đồng dịch vụ bảo vệ,…

Xem thêm : Hợp đồng thương mại điện tử là gì

1.3. Hợp đồng xúc tiến thương mại

Đây là hợp đồng có sự thoả thuận giữa các chủ thể về việc cung cấp các dịch vụ nhằm nâng cao giá trị, quảng bá thương hiệu, nâng cao uy tín, tầm ảnh hưởng của thương hiệu và nâng cao doanh số bán hàng.

Hợp đồng xúc tiến thương mại phải kể đến như: Hợp đồng dịch vụ quảng cáo, hợp đồng dịch vụ tổ chức triển lãm thương mại, hợp đồng dịch vụ khuyến mại,…

1.4. Hợp đồng trung gian thương mại

Đây là loại hợp đồng có sự thoả giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền là thương nhân. Theo đó bên được ủy quyền có trách nhiệm thực hiện một số công việc trung gian thương mại như đại diện thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa, môi giới,…nhằm mang đến lợi ích cho bên ủy quyền. Trách nhiệm của bên ủy quyền là thanh toán thù lao cho bên được ủy quyền.

Các loại hợp đồng trung gian thương mại có thể kể đến như: HĐ đại lý thương mại, HĐ đại diện thương nhân, HĐ ủy thác mua bán hàng hóa.

Bất cứ hợp đồng thương mại nào cũng cần sự thỏa thuận giữa 2 bên
Bất cứ hợp đồng thương mại nào cũng cần sự thỏa thuận giữa 2 bên

1.5. Một số loại hợp đồng thương mại khác

Ngoài các loại hợp đồng thường thấy ở trên còn một số loại hợp đồng khác như: HĐ tổ chức đấu giá hàng hóa, HĐ nhượng quyền thương mại, HĐ gia công trong thương mại,…

2. Nội dung và hình thức của các loại hợp đồng thương mại

Để có hiệu lực pháp lý thì nội dung và hình thức của hợp đồng thương mại phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định.

2.1. Nội dung của hợp đồng thương mại

Nội dung quan trọng nhất trong các loại hợp đồng thương mại đó là các điều khoản mà 2 bên cùng thỏa thuận. Mỗi loại hợp đồng thương mại sẽ có những điều khoản riêng phù hợp với đặc điểm của hoạt động giao dịch trong thương mại. Trong đó phải kể đến các điều khoản như: đối tượng của hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên, phạt vi phạm, chất lượng, phương thức và thời hạn thanh toán, phương thức giải quyết tranh chấp,…Các điều khoản này cần được thiết lập dựa trên quy định của pháp luật.

Nội dung hợp đồng cần có thể hiện rõ ràng các điều khoản
Nội dung hợp đồng cần có thể hiện rõ ràng các điều khoản

Xem thêm : Chủ thể của hợp đồng lao động

2.2. Hình thức của hợp đồng thương mại

Điều 119, Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định về hình thức giao dịch dân sự như sau:

“1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

  1. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.”

Ký kết hợp đồng thương mại cũng là một giao dịch dân sự. Vậy hợp đồng thương mại có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như văn bản, lời nói, hành vi cụ thể. Ngoài ra, hợp đồng thương mại cũng có các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương văn bản như: thông điệp dữ liệu, điện báo, telex, fax. Điều này đã được quy định trong Điều 3 Luật Thương Mại 2005.

Hình thức của hợp đồng thương mại do các bên tự do thỏa thuận. Tuy nhiên ký kết hợp đồng dưới dạng văn bản với đầy đủ các điều khoản rõ ràng, minh bạch sẽ giúp cho việc thực hiện theo hợp đồng hiệu quả hơn. Đồng thời tránh được các rủi ro, tranh chấp về sau.

3. Ký kết hợp đồng thương mại bằng phương thức điện tử

Công nghệ thông tin ngày càng thể hiện sức ảnh hưởng lớn trong các hoạt động thương mại, ngay cả việc ký kết hợp đồng cũng được số hóa thay vì lập hợp đồng bằng giấy như trước đây. Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đã và đang lựa chọn ký kết hợp đồng thương mại bằng phương thức điện tử.

Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử đã được pháp luật thừa nhận trong Điều 34, Luật Giao dịch điện tử 2005. Theo đó, giá trị của hợp đồng điện tử tương đương như hợp đồng bằng văn bản giấy.

Ký kết hợp đồng điện tử là giải pháp hiện đại và chuyên nghiệp
Ký kết hợp đồng điện tử là giải pháp hiện đại và chuyên nghiệp

Việc ký hợp đồng thương mại điện tử cực kỳ nhanh chóng, có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi trên nhiều nền tảng thiết bị như điện thoại, máy tính. Quy trình ký kết được số hóa, đảm bảo an ninh và toàn vẹn dữ liệu. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn trên môi trường số, doanh nghiệp nên lựa chọn giải pháp ký kết hợp đồng điện tử uy tín như FPT.eContract.

FPT.eContract đi đầu trong lĩnh vực số hóa quy trình ký kết hợp đồng tại Việt Nam. Phần mềm này là lựa chọn của rất nhiều tổ chức doanh nghiệp lớn như: Bộ Tài chính, TOYOTA, SONY, VIB, Tiki, Vietinbank, Đất Xanh Miền Nam, VINAMILK,…Để hỗ trợ các doanh nghiệp, FPT.eContract có nhiều gói ký hợp đồng khác nhau. Doanh nghiệp có thể tham khảo báo giá hợp đồng điện tử để biết thêm chi tiết về giá.

Đặc biệt, từ tháng 5/2023, doanh nghiệp có thể trải nghiệm gói ký hợp đồng FPT.eContract Lite với chi phí 0đ, không giới hạn về thời gian và số lượng. Dẫn đầu nền tảng ký hợp đồng số tại Việt Nam, FPT.eContract là lựa chọn uy tín cho mọi khách hàng.

4. Kết luận

Các loại hợp đồng thương mại rất đa dạng. Để đơn giản quy trình ký kết hợp đồng và bắt kịp xu hướng của thời đại, các doanh nghiệp nên áp dụng phương thức hợp đồng điện tử. Nếu vẫn còn băn khoăn về giải pháp này hãy liên hệ với FPT.eContract để được tư vấn kỹ hơn.

Tìm hiểu các điều khoản trong hợp đồng thương mại

Các điều khoản trong hợp đồng thương mại thường được quy định rất cụ thể, rõ ràng. Đây là cơ sở để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các chủ trong hợp đồng. Ngoài ra còn đảm bảo tính hợp pháp của hợp đồng. Vậy hợp đồng thương mại có hiệu lực khi nào? Các điều khoản trong hợp đồng là gì?

1. Thế nào là hợp đồng thương mại?

Hiện không có văn bản pháp luật nào đưa ra định nghĩa về hợp đồng thương mại. Tuy nhiên có thể hiểu đây là sự thỏa thuận giữa các bên để cùng nhau xác lập các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong các hoạt động như mua bán hàng hóa, đầu tư, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại…với mục đích sinh lời. Việc điều chỉnh hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ cũng được thể hiện rõ trong hợp đồng.

2. Khi nào hợp đồng thương mại có hiệu lực?

Hợp đồng thương mại chỉ có hiệu lực pháp lý khi đảm bảo một số điều kiện dưới đây:

  • Tổ chức hay cá nhân thực hiện ký kết hợp đồng phải đúng chức năng, nhiệm vụ. Người đứng ra ký  hợp đồng phải có đủ năng lực hành vi dân sự.
  • Nội dung, mục đích của hợp đồng phải đảm bảo lợi ích mà các chủ thể mong muốn đạt được khi giao kết và không trái với pháp luật. Các điều khoản trong hợp đồng thương mại cũng chính là nội dung mà các bên đã cùng nhau thỏa thuận.
  • Việc giao kết hợp đồng thương mại phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, trung thực, hợp tác. Hợp đồng sẽ bị vô hiệu nếu có hành vi cưỡng ép hoặc lừa dối trong quá trình giao kết hợp đồng.
  • Hợp đồng phải được lập thành văn bản theo phương thức truyền thống hoặc thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu bằng hợp đồng điện tử.

Xem thêm : Lợi ích của hợp đồng điện tử

Hợp đồng thương mại chỉ có hiệu lực khi đảm bảo một số điều kiện
Hợp đồng thương mại chỉ có hiệu lực khi đảm bảo một số điều kiện

3. Các điều khoản trong hợp đồng thương mại

Các điều khoản trong hợp đồng thương mại là nội dung rất quan trọng thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch thương mại. Đây là cơ sở giúp doanh nghiệp tránh được các tranh chấp không đáng có. Dưới đây là 8 điều khoản cần có trong hợp đồng.

3.1. Điều khoản thông tin các bên

Thông tin các bên là điều khoản bắt buộc phải có. Điều này nhằm xác định được tổ chức hay cá nhân cụ thể nào tham gia trong hợp đồng.

Đối với cá nhân cần phải cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin về tên, địa chỉ, căn cước công dân. Đối với tổ chức hoặc doanh nghiệp cần cung cấp các thông tin về tên, trụ sở, người đại diện, giấy phép thành lập đúng theo thông tin cung cấp trên Quyết định thành lập.

Hợp đồng thương mại cần nêu đầy đủ, chính xác thông tin của các bên
Hợp đồng thương mại cần nêu đầy đủ, chính xác thông tin của các bên

3.2. Điều khoản đối tượng hợp đồng

Có nhiều loại hợp đồng thương mại khác nhau. Mỗi loại hợp đồng lại có đối tượng riêng. Ví dụ hợp đồng mua bán hàng hóa có đối tượng là hàng hóa được mang ra mua bán. Trong hợp đồng phải xác định rõ ràng, chi tiết các thông tin như tên hàng hóa, số lượng, chất lượng,…Với hợp đồng dịch vụ thì đối tượng là các công việc. Hợp đồng cần ghi rõ phương pháp thực hiện công việc, người thực hiện, kết quả,…

Xem thêm : Chủ thể giao kết của hợp đồng lao động

3.3. Điều khoản về giá cả

Đối với điều khoản về giá cả, hợp đồng cần thể hiện rõ sự thỏa thuận giữa các bên về đơn giá, tổng giá trị, đơn vị tiền thanh toán. Đơn giá có thể đưa ra mức cố định hoặc xác định giá di động điều chỉnh theo sự thay đổi của thị trường.

3.4. Điều khoản thanh toán

Tại điều khoản này, các bên giao kết hợp đồng cần có sự thống nhất về phương thức thanh toán như trực tiếp hay chuyển khoản. Đồng tiền thanh toán là USD hay VND hay đồng tiền khác? Ngoài ra các bên nên xác định thời hạn thanh toán cụ thể là một lần hay nhiều lần dựa trên tiến độ thực hiện hợp đồng để tránh mâu thuẫn sau này.

3.5. Điều khoản về phạt vi phạm

Các bên nên thỏa thuận và đưa điều khoản phạt vi phạm vào hợp đồng thương mại. Trong đó cần quy định rõ mức phạt, trường hợp bị áp dụng phạt. Điều này giúp các bên có ý thức thực hiện hợp đồng một cách nghiêm túc.

3.6. Điều khoản về quyền và nghĩa vụ các bên

Các điều khoản trong hợp đồng thương mại không thể thiếu quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Các bên có thể thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ phù hợp trong hoạt động giao dịch để bảo vệ lợi ích của mình.

3.7. Điều khoản giải quyết tranh chấp

Với điều khoản này, các bên thống nhất chọn cơ quan giải quyết nếu có tranh chấp xảy ra. Cơ quan đó có thể là Trọng tài thương mại hoặc Tòa án. Hợp đồng thương mại trong giao dịch quốc tế cần lưu ý đến Luật áp dụng.

3.8. Các điều khoản khác

Các bên cũng có thể tự do thỏa thuận để đưa ra các điều khoản chi tiết khác. Các điều khoản này cần đảm bảo không trái với pháp luật và thỏa mãn được tất cả các bên.

Các điều khoản trong hợp đồng thương mại rất quan trọng để tránh tranh chấp giữa các bên
Các điều khoản trong hợp đồng thương mại rất quan trọng để tránh tranh chấp giữa các bên

4. Ký kết hợp đồng thương mại bằng phương thức điện tử

Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử đã được thừa nhận trong Luật Giao dịch điện tử 2005. So với việc ký kết hợp đồng bằng phương pháp truyền thống thì hợp đồng điện tử có nhiều ưu điểm vượt trội hơn. Được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu nên việc ký kết hợp đồng thương mại điện tử thuận tiện, người ký có thể ký ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào chỉ với thiết bị máy tính, điện thoại có kết nối internet, từ đó tiết kiệm thời gian, chi phí hơn nhiều.

Do được lưu trữ trên môi trường số và không bị giới hạn về không gian, thời gian nên việc tra cứu hợp đồng thương mại điện tử vô cùng nhanh chóng, thuận tiện. Giao kết bằng hợp đồng thương mại đang là lựa chọn của rất nhiều doanh nghiệp để bắt kịp với xu hướng thời đại. Giải pháp này giúp xây dựng doanh nghiệp số hiện đại, chuyên nghiệp.

Hợp đồng thương mại điện tử đang là giải pháp được nhiều doanh nghiệp áp dụng
Hợp đồng thương mại điện tử đang là giải pháp được nhiều doanh nghiệp áp dụng

5. Kết luận

Trên đây, FPT.eContract đã liệt kê các điều khoản trong hợp đồng thương mại. FPT.eContract tự hào là nhà cung cấp giải pháp hợp đồng điện tử tiên phong và uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Tính đến tháng 5/2023, Phần mềm hợp đồng điện tử FPT.eContract đã được tin tưởng bởi hơn 2000 doanh nghiệp với hơn 2 triệu hợp đồng được ký kết,  được vinh danh ở hàng loạt giải thưởng lớn như: Giải thưởng Made in Vietnam (2021), Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam (2021), Giải thưởng Sao Khuê (2021), Giải thưởng Steve Châu Á – Thái Bình Dương (2021)

Doanh nghiệp có thể tham khảo báo giá hợp đồng điện tử để lựa chọn gói phù hợp nhất với đơn vị mình. FPT.eContract luôn sẵn sàng tư vấn và demo miễn phí cho mọi khách hàng.