Hóa đơn dưới 20 triệu có cần hợp đồng không là vấn đề rất nhiều đơn vị, doanh nghiệp quan tâm. Thực tế có không ít mâu thuẫn, tranh chấp xảy ra giữa các bên khi không có hợp đồng mua bán. Vậy pháp luật có quy định doanh nghiệp cần phải lập hợp đồng khi giao dịch mua bán với hóa đơn dưới 20 triệu không? Nếu bạn cũng đang băn khoăn về vấn đề này thì hãy tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.
1. Quy định của pháp luật về hình thức hợp đồng mua bán
Hình thức của hợp đồng mua bán đã được pháp luật quy định cụ thể trong Luật Thương mại 2005. Theo đó, điều 24 của Luật Thương mại số 36/2005/QH11 có quy định như sau:
“Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.”
Theo như quy định ở trên thì hợp đồng mua bán được có thể được thiết lập bằng một số hình thức khác nhau như lời nói, trao đổi bằng miệng, điện thoại, email, văn bản,… Chỉ có 1 số loại hợp đồng nhất định, trong đó có hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và hợp đồng mua bán điện có thời hạn là cần lập dưới hình thức văn bản. Các đơn vị, doanh nghiệp cần nắm rõ những quy định này để tạo lập hợp đồng một cách phù hợp trong trường hợp cần thiết.
2. Hóa đơn dưới 20 triệu có cần hợp đồng không?
Hóa đơn dưới 20 triệu có cần hợp đồng không là băn khoăn của rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp khi thực hiện việc trao đổi mua bán hàng hóa. Chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Tìm hiểu các văn bản pháp luật hiện hành có thể thấy, không có văn bản nào quy định hóa đơn dưới 20 triệu phải có hợp đồng mua bán. Hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các đơn vị, doanh nghiệp chỉ cần có hóa đơn giá trị gia tăng theo quy định để không bị phạt về hành vi trốn thuế. Ngay cả các hóa đơn trên 20 triệu, pháp luật cũng không quy định cần có hợp đồng. Các giao dịch có giá trị trên 20 triệu cũng chỉ cần có hóa đơn VAT và chứng từ chứng minh thanh toán qua ngân hàng.
Tuy nhiên, trong thực tiễn, để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, doanh nghiệp nên ký hợp đồng, làm cơ sở để xử lý bảo vệ quyền lợi trong trường hợp có tranh chấp xảy ra. Bên cạnh đó, quá trình thanh tra, kiểm tra của ngành thuế cũng yêu cầu các giao dịch này phải có hợp đồng và thanh lý hợp đồng bằng văn bản.
3. Các doanh nghiệp có cần thiết lập hợp đồng không?
Ngoại trừ một số trường hợp đặc thù mà pháp luật quy định thì các trường hợp giao dịch, trao đổi hàng hóa thông thường không cần lập hợp đồng mua bán. Tuy nhiên các đơn vị, doanh nghiệp vẫn nên chủ động ký kết hợp đồng khi giao dịch vì những lợi ích của văn bản này.
3.1. Lợi ích khi ký kết hợp đồng bằng văn bản
Trong thực tế việc tranh chấp giữa các bên mua bán hàng hóa, dịch vụ xảy ra không hiếm. Các tranh chấp này thường liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan. Trong đó chủ yếu là tranh chấp về giá cả, thời gian giao hàng, phương thức thanh toán, chế độ bảo hành, vấn đề bồi thường thiệt hại,…
Khi xảy ra mâu thuẫn nếu không có văn bản thể hiện quyền lợi, nghĩa vụ giữa các bên thì việc giải quyết tranh chấp sẽ rất khó khăn.
Bởi vậy việc ký kết hợp đồng mua bán bằng văn bản là rất quan trọng. Hợp đồng này chính là sự thỏa thuận giữa các bên về các nội dung, điều khoản liên quan đến giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ. Từ đó đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên.
Điều quan trọng là hợp đồng phải đảm bảo giá trị pháp lý trước pháp luật. Đây là chính cơ sở để giải quyết tranh chấp xảy ra trong quan hệ mua bán nếu có. Khi một bên vi phạm hợp đồng thì bên còn lại có thể dùng chính văn bản này để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình
3.2. Đề ra quy chế riêng về việc ký kết hợp đồng
Không có văn bản pháp luật nào đưa ra khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa. Tuy nhiên có thể hiểu một cách đơn giản: hợp đồng này là sự thoả thuận giữa một bên là thương nhân với một bên là chủ thể khác. Bên bán có nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua và được nhận thanh toán. Bên mua được nhận hàng hóa và có trách nhiệm thanh toán đầy đủ cho bên bán theo thỏa thuận.
Theo điều 24 ở trên, hợp đồng có nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên việc ký kết hợp đồng bằng văn bản là cơ sở pháp lý tốt nhất để các bên bảo vệ được quyền lợi của mình trong trường hợp tranh chấp.
Các bên có thể ký kết hợp đồng bằng văn bản truyền thống hoặc ký hợp đồng điện tử đều được. Theo xu hướng hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn hình thức giao kết hợp đồng điện tử bởi sự thuận tiện, minh bạch, đảm bảo hiệu lực pháp lý đầy đủ trước pháp luật.
Trong đó quy định rõ thẩm quyền ký hợp đồng, giá trị hóa đơn cần lập hợp đồng, nội dung, điều khoản trong hợp đồng,…Điều này tạo nên sự chuyên nghiệp trong các giao dịch mua bán của doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi các bên trước rủi ro về tranh chấp.
4. Kết luận
Với giải đáp ở trên chắc hẳn quý khách hàng, doanh nghiệp đã giải đáp được câu hỏi hóa đơn dưới 20 triệu có cần hợp đồng không. Việc ký kết hợp đồng là rất cần thiết để hoạt động kinh doanh được diễn ra suôn sẻ.
Hiện nay, Giải pháp phần mềm hợp đồng điện tử FPT.eContract được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong ký kết hợp đồng kinh tế, mua bán giúp giảm 80% thời gian ký kết và tiết kiệm 70% in ấn, chuyển phát, lưu trữ. FPT.eContract đã được Bộ Công Thương cấp đăng ký cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử cho tất cả các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Quý khách hàng có thể tham khảo báo giá hợp đồng điện tử FPT.eContract hoặc để lại thông tin để chúng tôi liên hệ và tư vấn chi tiết.
Lê Thị Mai Phương là trưởng nhóm kinh doanh phụ trách nhiều sản phẩm tại FPT IS với những hiểu biết sâu rộng về sản phẩm & lĩnh vực chuyển đổi số. Không chỉ tập trung vào hoạt động tư vấn khách hàng, chị luôn cung cấp những nội dung hữu ích cho người đọc trên của website FPT.eContract