Ebook Pháp lý Hợp đồng điện tử & Hợp đồng điện tử có tích xanh

Hợp đồng điện tử đang dần trở thành một xu hướng chung và ngày càng được sử dụng rộng rãi. Theo sách trắng Thương mại điện tử 2021, có 33% doanh nghiệp được Bộ Công Thương khảo sát đã ứng dụng hợp đồng điện tử trong hoạt động thương mại của mình. Hành lang pháp lý cho hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử cũng đã hoàn thiện, được bảo vệ bởi luật pháp và theo quy định của Luật giao dịch điện tử hiện hành Việt Nam.

Tuy nhiên, để chuyển đổi phương thức ký kết bằng giấy truyền thống sang ký kết điện tử, vẫn có nhiều doanh nghiệp băn khoăn về tính pháp lý cũng như tính bảo mật của phương thức ký kết mới này.

Tất cả những vướng mắc trên sẽ được lần lượt tháo gỡ trong ebook: Tính pháp lý của Hợp đồng điện từ & Hợp đồng điện tử có tích xanh của FPT.eContract.

 

Những nội dung của ebook

Trong ebook này, FPT.eContract sẽ tổng hợp những thông tin hữu ích về Hợp đồng điện tử và Hợp đồng điện tử có tích xanh (Hợp đồng được chứng thực bởi các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử), có thể kể đến như:

    Điều kiện để đảm bảo giá trị pháp lý của Hợp đồng điện tử

    ✅ Tiềm năng phát triển của Hợp đồng điện tử tại Việt Nam

    ✅ Tính bảo mật của Hợp đồng điện tử

    Khi nào nên sử dụng Hợp đồng điện tử có tích xanh

    ✅ Case study các doanh nghiệp đã sử dụng Hợp đồng điện tử 

Và rất nhiều câu hỏi thường gặp liên quan đến Hợp đồng điện tử & Hợp đồng điện tử có tích xanh đã được FPT.eContract tổng hợp trong ebook này.

Cách thức để nhận ebook

Để nhận ebook, bạn chỉ cần điền form đăng ký dưới đây. FPT.eContract sẽ gửi ebook qua email đến bạn trong vòng 24h kể từ lúc đăng ký.






    > Chính sách Bảo mật dữ liệu cá nhân

    Hợp đồng 3 bên là gì? Nội dung và nguyên tắc ký kết

    Hợp đồng 3 bên cần có sự tham gia ký kết của 3 chủ thể. Loại hình văn bản này khá quen thuộc trong đời sống. Thế nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu rõ hợp đồng 3 bên là gì. Chính vì thế trong phần chia sẻ ngày hôm nay, FPT.eContract sẽ giúp bạn giải thích một cách ngắn gọn về định nghĩa của loại hình hợp đồng có sự tham gia của 3 bên.

    1. Hợp đồng 3 bên là gì?

    Hợp đồng 3 bên thuộc nhóm hợp đồng dân sự cơ bản. Điểm khác biệt của loại hình hợp đồng này nằm ở sự tham gia ký kết của 3 chủ thể. Cả 3 chủ thể đều bình đẳng trong thảo luận, giao kết hợp đồng. Mỗi bên cần phải tuân thủ trách nhiệm đã cam kết.

    Hợp đồng 3 bên luôn có sự tham gia của 3 chủ thể
    Hợp đồng 3 bên luôn có sự tham gia của 3 chủ thể

    Nói tóm lại, hợp đồng 3 bên luôn có 3 chữ ký của 3 đại diện pháp nhân. Hợp đồng thường chính thức có hiệu lực từ thời điểm tất cả các bên tham gia ký kết.

    Hợp đồng thế chấp tài sản, hợp đồng hợp tác,… Là một vài dạng hợp đồng 3 có sự tham gia của 3 chủ thể phổ biến nhất, hay được áp dụng trong đời sống.

    2. Giá trị pháp lý của hợp đồng 3 bên

    Tính chất của hợp đồng dân sự nói chung và hợp đồng 3 viên nói riêng được quy định khá chi tiết trong Điều 401 Bộ Luật Dân sự ban hành năm 2015.

    Cụ thể, hợp đồng giao kết hợp pháp sẽ chính thức có hiệu lực pháp lý sau thời điểm giao kết (nếu không có thêm thỏa thuận từ các bên liên quan).

    Tính pháp lý của đồng có tự tham gia của 3 chủ thể đã được pháp luật công nhận
    Tính pháp lý của đồng có tự tham gia của 3 chủ thể đã được pháp luật công nhận

    Kể từ lúc hợp đồng chính thức có hiệu lực, tất cả bên tham gia cần tuân thủ nghĩa vụ, trách nhiệm đã cam kết trong hợp đồng. Trường hợp sửa đổi điều khoản hoặc hủy bỏ hợp đồng thì bắt buộc phải đạt được sự đồng thuận tất cả bên tham gia vào giao kết.

    Toàn bộ 3 chủ thể trong hợp đồng cần có trách nhiệm tuân thủ điều khoản, thỏa thuận giữa từng bên tham gia. Nếu xuất hiện tranh chấp, phía cơ quan chuyên trách lúc bấy giờ sẽ dựa vào tính pháp lý của hợp đồng để thực hiện phân xử.

    2. Nội dung và hình thức của hợp đồng 3 bên

    Về hoạt hình thức và nội dung, hợp đồng có sự tham gia của 3 chủ thể không khác biệt quá lớn so với các văn bản hợp đồng thông thường.

    2.1. Nội dung

    Nội dung trong hợp đồng cần thể hiện theo đúng quy định trong văn bản pháp luật dân sự hiện hành. Ứng với từng lĩnh vực cụ thể, người ta có thể điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp nhưng vẫn đúng luật.

    Dựa vào Điều 398 Luật Dân sự 2015, trong hợp đồng dân sự cần đề cập đầy đủ số nội dung cơ bản như:

    • Đối tượng tham gia giao kết (tổ chức hay cá nhân cụ thể).
    • Thông tin liên quan đến giao dịch như khối lượng hàng hóa, giá cả,.. Tùy vào từng lĩnh vực.
    • Cách thức thanh toán cụ thể giữa từng bên tham gia.
    • Thời điểm hợp đồng bắt đầu có hiệu lực và hết hiệu lực.
    • Nơi diễn ra hoạt động ký kết hợp đồng.
    • Trách nhiệm, quyền lợi cùng nghĩa vụ của từng bên tham gia giao kết.
    • Trách nhiệm của từng bên nếu xuất hiện tranh chấp.
    Trong bản bảo hợp đồng phải ghi đầy đủ nội dung cơ bản cần thiết nhất
    Trong bản bảo hợp đồng phải ghi đầy đủ nội dung cơ bản cần thiết nhất

    2.2. Hình thức

    Hợp đồng 3 bên có thể soạn thảo theo hình thức văn bản giấy thông thường hoặc thông điệp dữ liệu. Tuy nhiên, dù thể hiện theo phương thức nào, trong hợp đồng vẫn phải tập hợp đầy đủ chữ ký của 3 bên.

    Trường hợp thể hiện theo hình thức thông điệp dữ liệu (hợp đồng điện tử), từng bên tham gia phải ký kết bằng chữ ký số đúng quy định.

    Kể từ thời điểm ký kết, hợp đồng sẽ chính thức có hiệu lực. Nếu một chủ thể uỷ quyền ký kết, văn bản hợp đồng này vẫn đảm bảo hiệu lực pháp lý, được pháp luật bảo vệ.

    3. Nguyên tắc ký kết hợp đồng 3 bên

    Ngoài quy định về hình thức và nội dung, khi tiến hành ký kết hợp đồng có sự tham gia của 3 bên, bạn lưu ý đến nguyên tắc ký kết. Chẳng hạn như:

    • Hoạt động ký kết dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng giữa các bên tham gia.
    • Ba chủ thể đại diện ký kết phải trong tình trạng tỉnh táo, đủ khả năng thực hiện hành vi dân sự.
    • Trường hợp chủ thể tham gia giao tiếp là tổ chức thì cần đảm bảo đúng thẩm quyền.
    • Nếu ủy quyền cho người đại diện, bạn cần làm sẵn giấy tờ xác nhận.
    Hoạt động ký kết cần dựa trên nguyên tắc bình đẳng và tự nguyện giữa các bên
    Hoạt động ký kết cần dựa trên nguyên tắc bình đẳng và tự nguyện giữa các bên

    4. Mẫu hợp đồng 3 bên thông dụng 2023

    Hợp đồng 3 bên vẫn đang được ứng dụng rất rộng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Muốn đảm bảo giá trị pháp lý, mỗi văn bản hợp đồng cần trình bày đúng hình thức và chuẩn nội dung. Sau đây là một vài mẫu hợp đồng mà bạn có thể tham khảo:

    Một số mẫu hợp đồng 3 bên trên điều trình bày đúng theo chuẩn nội dung, hình thức, đầy đủ giá trị pháp lý. Lưu ý trước khi ký kết, các bên tham gia cần đọc kỹ tất cả điều khoản, đối chiếu với giấy tờ kèm theo.

    FPT.eContract là phần mềm hợp đồng điện tử tiên tiến có thể sử dụng để ký kết tài liệu/hợp đồng đơn phương hoặc đa phương giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán về số hóa quy trình khởi tạo và lưu trữ hợp đồng. Giải pháp hứa hẹn sẽ thay thế hợp đồng truyền thống, hướng đến xây dựng doanh nghiệp không giấy tờ. Từ đó tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động.

    Hợp đồng điện tử FPT.eContract được cập nhật nhiều chứng chỉ mật cao cấp, giá trị pháp lý đầy đủ, đảm bảo quyền lợi cho đôi bên tham giao kết.

    Nếu có nhu cầu ứng dụng FPT.eContract, quý khách hàng vui lòng tham khảo báo giá hợp đồng điện tử, lựa chọn giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp. Vào tháng 5/2023 vừa qua, đơn vị đã chính thức cho ra mắt phiên bản FPT.eContract 0đ, không giới hạn thời gian và số lượng.

    Nếu đang có nhu cầu ứng dụng hợp đồng điện tử hay giải đáp bất kỳ thắc mắc nào, quý khách hàng có thể đăng ký để nhận tư vấn nhận tư vấn miễn phí và demo minh họa trực quan nhất.

    Hợp đồng lao động là gì? Lưu ý khi ký kết

    Dù trên cương vị đi làm thuê hay chủ doanh nghiệp, bạn đều nên tìm hiểu hợp đồng lao động là gì. Đây là một trong những loại hình hợp đồng cơ bản, ứng dụng rộng rãi nhất trong đời sống hàng ngày. Vậy nếu chưa biết thế nào là hợp đồng lao động, bạn hãy tham khảo phần giải thích định nghĩa sau đây.

    1. Hợp đồng lao động là gì?

    Khái niệm hợp đồng lao động đã được quy định rõ trong điều 13 của Bộ luật Lao động sửa đổi và ban hành năm 2019.

    Hợp đồng lao động là gì?
    Hợp đồng lao động là gì?

    Theo đó, hợp đồng lao động đơn giản là giao kết giữa phía người lao động và người sử dụng lao động. Nội dung cơ bản trong hợp đồng đề cập đến vấn đề tiền lương, điều kiện làm việc, quyền cùng nghĩa vụ của đôi bên.

    Nếu các chủ thể tham gia thực hiện thỏa thuận tương tự nhưng sử dụng bằng tên gọi khác, những thỏa thuận này vẫn được xem như hợp đồng lao động.

    2. Phân loại hợp đồng lao động

    Hợp đồng lao động hiện nay sẽ phân loại thành 2 loại hình chính. Gồm hợp đồng có thời hạn và không thời hạn.

    2.1. Hợp đồng lao động có thời hạn

    Đây là loại hình hợp đồng có thể xác định chính xác thời điểm bắt đầu và hết hiệu lực. Thời hạn ghi trong hợp đồng sẽ không vượt 36 tháng.

    Thời hạn trong hợp đồng có thời hạn không vượt hơn 36 tháng
    Thời hạn trong hợp đồng có thời hạn không vượt hơn 36 tháng

    Nếu các bên tham gia có nhu cầu ký tiếp, số lần ký thêm hợp đồng mới cũng chỉ dừng lại ở 1 lần. Trường hợp cả 2 bên vẫn tiếp tục hợp tác, người lao động và chủ sử dụng lao động cần chuyển sang dạng hợp đồng không thời hạn.

    Trường hợp lao động giữ cương vị giám đốc tại doanh nghiệp sở hữu vốn nhà nước, quy định về hợp đồng lao động có thời hạn lại tuân theo Điều 149, Điều 151 và Điều 177 của Luật Lao Động 2019.

    2.2. Hợp đồng lao động không thời hạn

    Với loại hình hợp đồng này, chủ thể tham gia giao kết không đề cập chính xác thời điểm kết thúc hiệu lực hợp đồng. Thời hạn thường kéo dài từ 36 tháng trở lên.

    Hợp đồng không thời hạn không quy định thời điểm chấm dứt
    Hợp đồng không thời hạn không quy định thời điểm chấm dứt

    Hợp đồng lao động không thời hạn bắt đầu có hiệu lực kể từ thời điểm các bên tham gia ký kết. Vì không quy định thời hạn nên hợp đồng có thể kết thúc bất kỳ khi nào dựa trên sự đồng ý của tất cả chủ thể hợp đồng lao động tham gia giao kết.

    3. Nội dung bắt buộc trong hợp đồng lao động

    Trong quá trình tìm hiểu hợp đồng lao động là gì, bạn nên cập nhật một vài nội dung cơ bản có trong loại hợp đồng này. Chẳng hạn như:

    • Thông tin chủ thể tham gia giao kết: Chi tiết thông tin của bên tuyển dụng hay doanh nghiệp, người sử dụng lao động. Cùng với đó là họ tên, SĐT, mã số CCCD còn hiệu lực, ngày tháng năm sinh,.. Của người lao động.
    • Thời hạn hợp đồng: Đối với hợp đồng có thời hạn, thông tin liên quan đến thời điểm bắt đầu và kết thúc hợp đồng phải ghi rõ.
    • Thông tin liên quan đến công việc: Loại hình công việc cụ thể, địa điểm làm việc, môi trường làm việc, thời gian làm trong ngày.
    • Quy định lương thưởng: Gồm mức lương cố định, lương làm thêm, thưởng, trợ cấp đi lại hoặc ăn uống (nếu có), thời điểm thanh toán tiền lương, hình thức thanh toán.
    • Chế độ bảo hiểm: Lao động làm việc từ 3 tháng trở lên cần tham gia đầy đủ các loại hình bảo hiểm cơ bản.
    • Quyền và nghĩa vụ của từng bên: Đề cập rõ trách nhiệm, cùng quyền lợi của từng bên tham gia vào giao kết hợp đồng.
    Nội dung trong hợp đồng lao động cần đảm bảo quyền lợi cho đôi bên
    Nội dung trong hợp đồng lao động cần đảm bảo quyền lợi cho đôi bên

    4. Cần lưu ý gì khi ký kết hợp đồng lao động?

    Khi đã hiểu rõ hợp đồng lao động là gì, bạn lại càng phải cẩn trọng trong khâu ký kết. Nhằm tránh xuất hiện các tranh chấp, rủi ro không đáng có.

    • Đọc kỹ hợp đồng: Cả phía người lao động và phía người sử dụng lao động cần đọc kỹ thông tin hợp đồng trước khi tiến hành ký kết. Trường hợp còn thắc mắc với điều khoản nào, cả 2 bên cần ngồi lại đàm phán, làm rõ vướng mắc.
    • Lưu ý đến điều khoản quan trọng nhất: Mỗi bên cần tìm hiểu kỹ những điều khoản quan trọng nhất liên quan đến tiền lương, quyền lợi và trách nhiệm của từng bên.
    • Kiểm tra chứng từ liên quan: Thông thường người lao động cần bổ sung bản sao một số giấy tờ quan trọng. Trước khi ký hợp đồng, người lao động nên kiểm tra lại thông tin giấy tờ đề cập trong hợp đồng xem có đúng với bản chính hay không.

    Trường hợp không tự tin trong khâu phân tích hợp đồng, các bên tham gia nên mời luật sư tư vấn. Như vậy, mỗi bên sẽ được đảm bảo quyền lợi pháp lý hơn, tránh tranh chấp không cần thiết.

    Trong trường hợp doanh nghiệp của bạn đang phải ký kết với số lượng lớn người lao động với quy trình ký kết lên đến 1-2 tuần, sử dụng phần mềm hợp đồng điện tử sẽ là giải pháp tối ưu để đơn giản hóa quy trình ký kết và quản lý. Với ứng dụng FPT.eContract, người sử dụng lao động và người lao động có thể hợp đồng bất kỳ lúc nào, bất kỳ đâu chỉ với thiết bị có kết nối internet.

    Như vậy, sau tất cả chia sẻ trên đây của FPT.eContract, quý khách hàng chắc hẳn đã hiểu rõ thêm hợp đồng lao động là gì. Loại hình hợp đồng này đề cập chi tiết giao kết của người sử dụng lao động và phía người lao động. Trước khi ký kết, tất cả chủ thể tham gia cần nghiên cứu kỹ điều khoản, tránh tranh chấp pháp lý không đáng có.

    Hợp đồng vụ việc là gì? Giải đáp chi tiết từ A đến Z

    Người lao động và doanh nghiệp, người sử dụng lao động theo thời vụ cần nắm rõ định nghĩa hợp đồng vụ việc là gì. Điểm khác biệt chính của dạng hợp đồng này so với hợp đồng lao động thông thường nằm ở mặt thời hạn. Trước khi ký kết, chủ thể cần cập nhật quy định hợp đồng vụ việc mới nhất. Vậy chính xác hợp đồng vụ việc là gì? FPT.eContract sẽ giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây.

    1. Hợp đồng vụ việc là gì?

    Hợp đồng vụ việc là dạng văn bản đề cập thỏa thuận giữa doanh nghiệp, người sử dụng lao động và người lao động. Nội dung trong hợp đồng gồm một số phần cơ bản như lương thưởng, điều kiện làm việc, thời hạn. Trong đó, thời hạn áp dụng của đồng thời vụ luôn ngắn hơn 12 tháng.

    Hợp đồng vụ việc thường có thời hạn dưới 12 tháng
    Hợp đồng vụ việc thường có thời hạn dưới 12 tháng

    Tuy nhiên, theo quy định trong Bộ luật Lao động hiện hành (2019), từ ngày 01/01/2021 sẽ chỉ còn 2 loại hình hợp đồng lao động: Đó là hợp đồng lao động xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác không xác định thời hạn.

    Trường hợp doanh nghiệp tuyển dụng người lao động theo tính chất thời vụ, ngắn hạn có thể giao kết theo dạng hợp đồng xác định thời hạn (hợp đồng vụ việc). Ví dụ như hợp đồng có thời hạn 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng,.. Không vượt quá thời hạn 36 tháng (chiếu theo quy định đề cập trong Điều 20, Khoản 1, Mục b của Bộ luật Lao động ban hành từ năm 2019).

    2. Tính bắt buộc của hợp đồng vụ việc

    Hợp đồng vụ việc luôn có thời hạn cụ thể, hình thức thể hiện thường là một trong 3 dạng dưới đây:

    • Hợp đồng theo dạng văn bản.
    • Hợp đồng theo dạng thông điệp dữ liệu (hợp đồng điện tử)
    • Hợp đồng giao kết bằng lời nói.

    Trong đó, hợp đồng soạn thảo theo dạng văn bản và hợp đồng điện tử phù hợp áp dụng cho cả giao kết xác định thời gian cụ thể và giao kết không xác định thời gian.

    Hợp đồng vụ việc có thể soạn thảo theo hình thức thông điệp dữ liệu
    Hợp đồng vụ việc có thể soạn thảo theo hình thức thông điệp dữ liệu

    Tuy vậy trong một vài trường hợp, người ta bắt buộc phải sử dụng hợp đồng soạn thảo theo văn bản. Cụ thể:

    • Thuê người lao động làm việc từ 30 ngày trở lên.
    • Thuê người lao động chưa đủ 15 tuổi (Điều 145 Luật Lao Động sửa đổi và ban hành năm 2019).
    • Hợp đồng lao động giữa chủ gia đình và người giúp việc (Điều 162 Luật Lao Động sửa đổi và ban hành năm 2019).
    • Hợp đồng ký kết cùng nhóm người lao động thông qua một cá nhân được ủy quyền (Điều 18 Luật Lao Động sửa đổi và ban hành năm 2019).

    Còn giao kết theo dạng lời nói lại chỉ áp dụng cho hợp đồng có thời hạn từ 1 tháng trở xuống. Không tính trường hợp giao kết cùng người lao động chưa đủ 15 tuổi, người lao động làm công việc giúp việc, nhóm người lao động ký kết qua đại diện được ủy quyền.

    3. Quyền lợi của chủ thể tham gia hợp đồng vụ việc

    Tiếp nối phần giải phần định nghĩa hợp đồng vụ việc là gì, FPT.eContract sẽ phân tích và quyền lợi của chủ thể tham gia vào loại hình hợp đồng này.

    3.1. Chế độ bảo hiểm

    Luật Lao Động đã quy định chi tiết về chế độ bảo hiểm cho người lao động tham gia giao kết hợp đồng vụ việc. Muốn biết có thuộc đối tượng tham gia một số loại bảo hiểm bắt buộc hay không, người lao động cần dựa vào dạng hợp đồng đã ký với doanh nghiệp, người sử dụng lao động.

    Người lao động tham gia làm việc từ 3 tháng trở lên cần tham gia đầy đủ bảo hiểm
    Người lao động tham gia làm việc từ 3 tháng trở lên cần tham gia đầy đủ bảo hiểm

    Trường hợp ký hợp đồng thời vụ thời hạn từ 90 ngày trở lên, người lao động có quyền lợi được tham gia đầy đủ 3 loại hình bảo hiểm cơ bản. Bao gồm hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp.

    Còn nếu ký hợp đồng với thời hạn từ 1 tháng đến dưới 3 tháng hay 90 ngày, người lao động chỉ được tham gia bảo hiểm xã hội.

    3.2. Thời gian làm việc và nghỉ ngơi

    Bên cạnh chế độ bảo hiểm, thời gian làm việc và nghỉ ngơi cũng được quy định khá rõ trong hợp đồng vụ việc.

    Thời gian nghỉ ngơi giữa giờ trong ngày của người lao động phải đạt tối thiểu 30 phút

    Quy định theo Điều 109 Luật Lao động

    • Người lao động làm việc đủ 6 tiếng trong một ngày trở lên cần được nghỉ ngơi giữa giờ 30 phút. Trường hợp làm ca đêm, thời gian nghỉ ngơi cần tăng lên 45 phút.
    • Nếu người lao động làm việc 6 giờ liên tục không nghỉ ngơi, thời gian nghỉ sẽ được cộng vào giờ làm việc.
    • Bên phía doanh nghiệp, người sử dụng lao động cần bố trí thời gian nghỉ ngơi theo đúng luật, đảm bảo sức khỏe cho người lao động.

    Quy định theo Điều 64 Luật Lao Động

    • Người lao động làm việc từ 6 giờ trở lên (tối thiểu 3 tiếng ca đêm) trong một ngày cần được nghỉ ngơi 45 phút.
    • Thời gian nghỉ có thể được tính vào thời gian làm việc theo quy định trong Điều 63 của luật lao động.
    • Phía doanh nghiệp, người sử dụng lao động có quyền bố trí thời gian nghỉ ngơi phù hợp cho người lao động. Tuy nhiên, thời gian nghỉ ngơi không được tính vào lúc bắt đầu và kết thúc buổi làm việc.
    • Doanh nghiệp, người sử dụng lao động và người lao động có thể tham gia thảo luận về thời gian nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo sức khỏe của người lao động nhưng không ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

    Từ tất cả chia sẻ trên đây, bạn hẳn đã hiểu chính xác hợp đồng vụ việc là gì. Đây đơn giản là hợp đồng lao động ngắn hạn từ 12 tháng trở lại, áp dụng chủ yếu do lao động thời vụ.

    Trong trường hợp doanh nghiệp của bạn đang phải ký kết với số lượng lớn nhân viên và lao động thời vụ với quy trình lên đến 1-2 tuần, sử dụng hợp đồng điện tử sẽ là giải pháp phù hợp để tối ưu quy trình ký kết và quản lý. Sử dụng FPT.eContract, người sử dụng lao động và người lao động có ký thể hợp đồng bất kỳ lúc nào, bất kỳ đâu chỉ với thiết bị có kết nối internet.

    Đặc biệt, FPT.eContract hiện sở hữu đầy đủ chứng chỉ bảo mật, pháp lý theo quy định, đảm bảo quyền lợi cho tất cả chủ thể tham gia.

    Tháng 5/2023, phiên bản FPT.eContract Lite miễn phí đã ra mắt thị trường. Với phiên bản này, khách hàng dễ dàng tạo nhanh hợp đồng điện tử mà không bị giới hạn thời gian hay số lượng. Ngoài ra, khách hàng cũng có thể tham khảo báo giá hợp đồng điện tử theo từng gói, phù hợp với yêu cầu của từng doanh nghiệp.

    Trường hợp cần giải đáp bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến hợp đồng điện tử, quý khách hàng đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với FPT.eContract để nhận tư vấn và được demo miễn phí!

    [Góc giải đáp] Chủ thể của hợp đồng lao động là ai?

    Chủ thể của hợp đồng lao động là đối tượng tham gia trực tiếp vào giao kết trong hợp đồng. Mỗi chủ thể lại phải thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ kèm theo quyền lợi. Bộ Luật Lao Động năm 2019 đã đề cập chi tiết các quy định liên quan đến hợp đồng lao động và chủ thể giao kết.

    1. Khái niệm về hợp đồng lao động

    Dựa vào Điều 13 trong Bộ Luật Lao Động ban hành năm 2019, hợp đồng lao động được hiểu là thỏa thuận giữa các chủ thể tham gia giao kết lao động. Cụ thể, ở đây là người lao động và người sử dụng lao động.

    Hợp đồng lao động đề cập chi tiết thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động
    Hợp đồng lao động đề cập chi tiết thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động

    Trong giao kết này luôn đề cập rõ điều khoản liên quan đến tiền lương, điều kiện làm việc, nghĩa vụ và quyền lợi của từng bên.

    Nếu các bên tham gia vào thỏa thuận sử dụng thuật ngữ tên gọi khác nhưng điều khoản, hình thức nội dung không thay đổi, văn bản đó vẫn xếp vào nhóm hợp đồng lao động.

    2. Chủ thể của hợp đồng lao động là ai?

    Dựa theo định nghĩa hợp đồng lao động, chủ thể giao kết của hợp đồng lao động là các bên tham gia ký kết thỏa thuận. Đó chính là người lao động và người sử dụng lao động. Trong đó:

    • Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động, được trả lương và làm việc dưới sự quản lý của người sử dụng lao động. Độ tuổi tối thiểu của người lao động là 15 tuổi, ngoại trừ tại Mục 1, Chương XI của Bộ luật lao động.
    • Người sử dụng lao động là các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình có nhu cầu thuê, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.
    Chủ thể của hợp đồng lao động là đối tượng tham gia giao kết hợp đồng
    Chủ thể của hợp đồng lao động là đối tượng tham gia giao kết hợp đồng

    3. Quyền lợi và nghĩa vụ của chủ thể hợp đồng

    Quyền và nghĩa vụ của chủ đề lao động được quy định chi tiết trong Điều 5 và Điều 6 của Luật Lao Động 2019.

    Các chủ thể trong hợp đồng lao động đều có quyền và nghĩa vụ riêng

    3.1. Quyền lợi

    Cả người lao động và người sử dụng lao động đều được đảm bảo quyền lợi khi tham gia giao kết hợp đồng.

    Quyền của người lao động

    • Lựa chọn công việc phù hợp theo quyền tự do, phù hợp với trình độ, tình trạng sức khỏe.
    • Hưởng mức lương tương xứng với trình độ, kỹ năng dựa trên thỏa thuận cam kết trong hợp đồng lao động.
    • Được hưởng chế độ nghỉ ngơi, lương thưởng theo quy định của luật lao động.
    • Làm việc một cách bình đẳng, có quyền tham gia đoàn thể bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
    • Có quyền từ chối làm việc trong trường hợp công việc dễ ảnh hưởng đến tính mạng, tình trạng sức khỏe.
    • Có quyền tham gia đình công ôn hòa, bảo vệ quyền lợi chính đáng.

    Quyền của bên sử dụng lao động

    • Tổ chức tuyển dụng lao động tự do theo đúng quy định của Luật Lao Động.
    • Bình đẳng trong thương lượng ký kết, thỏa thuận cùng tập thể người lao động.
    • Được quyền yêu cầu phía người lao động thực hiện đúng cam kết, đối thoại bình đẳng.
    • Có thể đóng cửa tạm thời cơ sở làm việc.
    • Thành lập hoặc gia nhập những tổ chức đại diện cho phía sử dụng lao động phù hợp với quy định trong Luật Lao Động.

    3.2. Nghĩa vụ

    Song hành cùng quyền lợi luôn là nghĩa vụ mà người lao động và người sử dụng lao động cần tuân thủ thực hiện.

    Nghĩa vụ của người lao động

    • Nghiêm túc tuân thủ kỷ luật lao động, chịu sự điều hành giám sát của phía sử dụng lao động.
    • Làm việc theo thỏa thuận đã ký trong hợp đồng.
    • Thực hiện tốt quy định trong luật lao động, tham gia đầy đủ những loại bảo hiểm lao động bắt buộc.

    Nghĩa vụ của bên sử dụng lao động

    • Tuân thủ thỏa thuận đã ký trong hợp đồng, tôn trọng quyền lợi của người lao động.
    • Tạo cơ chế đối thoại bình đẳng, tổ chức đại diện bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
    • Áp dụng quy chế dân chủ, tạo môi trường làm việc bình đẳng.
    • Thực hiện đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động.
    • Tạo điều kiện cho người lao động tham gia đầy đủ các loại hình Bảo hiểm bắt buộc.
    • Đề ra biện pháp cụ thể ngăn chặn quấy rối tình dục, tạo bất bình đẳng tại nơi làm việc.

    Xem thêm : Hợp đồng điện tử có giá trị pháp lý không

    4. Quy định về thẩm quyền trong giao kết hợp đồng lao động

    Thẩm quyền giao trong loại hình hợp đồng lao động này đã được quy định rõ trong Điều 18 của Bộ Luật Lao Động.

    Trong đó, doanh nghiệp, người sử dụng lao động tham gia giao kết có thể là cá nhân, tổ chức theo quy định cụ thể dưới đây:

    • Cá nhân đại diện pháp luật cho doanh nghiệp chế độ lao động hoặc người nhận ủy quyền của doanh nghiệp sử dụng lao động.
    • Người giữ vai trò đứng đầu hoặc đại diện cho tổ chức sử dụng lao động đầy đủ tư cách pháp nhân theo đúng quy định của Luật Lao Động.
    • Cá nhân đại diện cho hộ gia đình, tổ chức kinh doanh hoặc cá nhân được ủy quyền không đủ tư cách pháp nhân nhưng vẫn đúng theo quy định của Luật Lao Động.
    • Cá nhân không đại diện cho tổ chức nào nhưng là người trực tiếp tham gia sử dụng lao động.

    Còn về phía người lao động, chủ thể tham gia vào giao kết cùng bên sử dụng lao động thường là một trong những nhóm đối tượng cụ thể sau:

    • Cá nhân đủ tuổi lao động (từ 18 tuổi trở lên).
    • Cá nhân chưa đủ tuổi lao động (dưới 18 tuổi, từ 15 tuổi trở lên) muốn tham gia giao kết lao động cần phải được sự đồng ý của người đại diện pháp luật qua văn bản cụ thể.
    • Cá nhân chưa đủ 15 tuổi đã được sự đồng ý của đại diện pháp luật.
    • Cá nhân nhận sự ủy quyền của người lao động khác theo đúng luật giao kết quy định trong Bộ Luật Lao Động.
    Độ tuổi tham gia lao động thường từ 15 hoặc 18 tuổi trở lên
    Độ tuổi tham gia lao động thường từ 15 hoặc 18 tuổi trở lên

    FPT.eContract mang giải pháp hợp đồng điện tử tiên phong tại Việt Nam, giúp số hóa quá trình ký kết và quản lý hợp đồng. Khi ứng dụng FPT.eContract, khách hàng có thể tiết kiệm hơn 70% chi phí, 80% thời gian.

    Giải pháp hợp đồng điện tử đã và đang thúc đẩy xu hướng số hóa doanh nghiệp, nâng cao nhận thức về bảo mật cho chứng từ văn bản. Hợp đồng điện tử FPT.eContract có giá trị pháp lý như hợp đồng soạn thảo trên giấy, đảm bảo quyền lợi cho đôi bên tham gia.

    Hi vọng phần chia sẻ trên đây đã giúp quý khách hàng hiểu rõ chủ thể của hợp đồng lao động là những ai. Trường hợp cần số hóa quy trình ký kết và quản lý hợp đồng, quý khách hàng hãy tham khảo báo giá hợp đồng điện tử FPT.eContract.

    Đặc biệt, kể từ tháng 5/2023, FPT.eContract sẽ chính thức ra mắt gói sử dụng miễn phí FPT.eContract Lite, không giới hạn thời gian và số lượng hợp đồng khởi tạo. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến giải pháp hợp đồng từ điện tử FPT.eContract, quý khách hàng chỉ cần liên hệ với FPT.eContract để đăng ký, nhận tư vấn và demo miễn phí.

    Hợp đồng lao động điện tử và 4 lưu ý cần biết

    Hợp đồng lao động điện tử giúp chủ doanh nghiệp và người lao động đơn giản hóa quá trình ký kết. Đây là một trong những loại hình hợp đồng điện tử cơ bản được sử dụng khá rộng rãi hiện nay ở các công ty có lượng nhân sự lớn. Loại hình văn bản pháp lý số này ngày càng chứng minh hiệu quả cho phía doanh nghiệp và người lao động.

    1. Hợp đồng lao động điện tử là gì?

    Hợp đồng lao động được hiểu là dạng văn bản đề cập chi tiết thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. Cả 2 bên tham gia ký kết dựa trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, không chịu sự áp đặt và tuân thủ theo luật lao động Việt Nam.

    Hợp đồng lao động điện tử có giá trị pháp lý như hợp đồng lao động thông thường
    Hợp đồng lao động điện tử có giá trị pháp lý như hợp đồng lao động thông thường

    Dựa vào Điều 14 của Bộ Luật Lao Động ban hành năm 2019 thì giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử tương tự như dạng hợp đồng văn bản thông thường.

    Trong đó, hợp đồng giao kết lao động điện tử được ký kết theo phương thức thông điệp dữ liệu. Giá trị pháp lý của nó tương đương hợp đồng theo dạng văn bản giấy thông thường. Nếu muốn cập nhật chi tiết hơn về hợp đồng điện tử, bạn hãy tham khảo Chương IV trong Luật Giao dịch điện tử  ban hành năm 2005.

    Tóm lại, hợp đồng lao động điện tử chính là một dạng thỏa thuận giữa bên sử dụng lao động và người lao động thể hiện theo phương thức thông điệp dữ liệu. Cả 2 bên tham gia giao kết có thể ký kết bằng chữ ký số, ký kết tại bất kỳ đâu.

    2. Hợp đồng lao động điện tử được công nhận giá trị như hợp đồng giấy từ 01/01/2021

    Kể từ thời điểm ngày 01/01/2021, các điều chỉnh trong Bộ luật Lao động ban hành từ năm 2019 chính thức được áp dụng và có hiệu lực.

    Điều 14 Bộ luật lao động 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021) quy định:

    1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

    Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.

    2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.”

    Từ năm 2021, hợp đồng giao kết lao động điện từ chính thức được công nhận
    Từ năm 2021, hợp đồng giao kết lao động điện từ chính thức được công nhận

    Như vậy, phía người lao động và chủ lao động có thể thực hiện giao kết hợp đồng theo phương thức thông điệp dữ liệu. Từ đó, giúp cả 2 bên tiết kiệm cả thời gian và chi phí, đơn giản hóa thủ tục hành chính.

    Giá trị của hợp đồng lao động ký kết và lưu trữ theo định dạng số tương tự như hợp đồng lao động theo dạng văn bản giấy. Tất cả bên tham gia vào giao kết cần tuân thủ cam kết, thực hiện đúng trách nhiệm đề cập trong hợp đồng.

    3. Giá trị pháp lý của hợp đồng lao động điện tử

    Hợp đồng lao động điện tử chỉ có tính pháp lý nếu đáp ứng những điều kiện theo quy định của Luật Giao Dịch Điện Tử ban hành năm 2005. Trong đó:

    • Nội dung hợp đồng phải đảm bảo tính toàn vẹn: Hợp đồng không xuất hiện bất kỳ chỉnh sửa trái phép nào kể từ lúc 2 bên ký kết. Trường hợp chỉnh sửa thì phải có sự đồng ý của tất cả bên tham gia giao kết.
    • Nội dung hợp đồng không bị thay đổi trong quá trình lưu trữ: Bất kỳ thay đổi nào về mặt nội dung đều là giảm tính pháp lý của hợp đồng điện tử.
    • Quyền truy cập bình đẳng giữa các bên tham gia: Tất cả bên tham gia giao kết đều có quyền truy cập, tra cứu hợp đồng khi cần thiết.
    • Đầy đủ chữ ký của các bên tham gia giao kết: Hợp đồng giao kết lao động điện từ chính thức có hiệu lực từ thời điểm tất cả bên tham gia ký kết bằng chữ ký số. Mỗi chữ ký cần đại diện cho chủ thể tham gia trực tiếp vào giao kết, đúng theo quy định về chữ ký điện tử.
    Nội dung trong hợp đồng phải đảm bảo tính toàn vẹn, không chỉnh sửa trái phép
    Nội dung trong hợp đồng phải đảm bảo tính toàn vẹn, không chỉnh sửa trái phép

    4. Ưu điểm của hợp đồng lao động điện tử

    Hợp đồng lao động điện tử đã và đang thúc đẩy sự phát triển, đơn giản thủ tục hành chính cho nhiều ngành nghề. Nó đem đến cả lợi ích cho phía doanh nghiệp và người lao động.

    Tiết kiệm thời gian

    Kể từ khi hợp đồng điện tử hình thức được áp dụng vào giao kết giữa doanh nghiệp và người lao động, các bên tham gia đã tiết kiệm đáng kể thời gian.

    Theo đó, người lao động không phải đi lại nhiều như trước mà dễ dàng ký kết từ xa. Còn phía chủ doanh nghiệp cũng không phải tốn thời gian tổ chức ký kết trực tiếp. Sau quá trình tuyển dụng, doanh nghiệp có thể triển khai ký kết hợp đồng online.

    Nói chung, ký hợp đồng lao động điện tử nhanh gọn hơn so với hợp đồng giấy truyền thống, phù hợp áp dụng cho mọi doanh nghiệp.

    Tiết kiệm chi phí

    Với dạng hợp đồng điện tử, chủ doanh nghiệp không cần đầu tư nhiều cho kho lưu trữ văn thư. Bởi toàn bộ hợp đồng đều lưu trữ trên nền tảng số, không cần đến đội ngũ nhân viên hùng hậu.

    Chi phí cho khẩu lưu trữ mặc dù vẫn nhưng tiết kiệm hơn so với hình thức lưu trữ truyền thống.

    Tạo tính minh bạch

    Bất kỳ chỉnh sửa nào trong hợp đồng lao động điện tử đều bị lưu lại trên hệ thống lưu trữ. Xuất hiện bất kỳ chỉnh sửa trái phép nào, tính pháp lý của hợp đồng sẽ bị ảnh hưởng.

    Như vậy, mỗi bên tham gia vào hợp đồng đều phải cân nhắc kỹ lưỡng, không can thiệp tuỳ ý. Nhờ quy trình lưu trữ minh bạch mà hợp đồng điện tử duy trì tốt cam kết trách nhiệm giữa chủ lao động và người lao động.

    Hỗ trợ lưu trữ và tra cứu thuận tiện

    Hợp đồng điện tử giao kết lao động thường được lưu trữ trên một hệ thống riêng, giúp tất cả bên tham gia tra cứu thuận tiện. Với một tài khoản tiếp với đơn vị lưu trữ, bạn luôn dễ dàng tra cứu thông tin hợp đồng tại bất kỳ đâu.

    Tất cả bên tham gia có thể tra cứu thuận tiện hợp đồng điện tử
    Tất cả bên tham gia có thể tra cứu thuận tiện hợp đồng điện tử

    FPT.eContract tự hào là 1 trong những đơn vị tiên phong cung cấp giải pháp Hợp đồng điện tử và được Bộ Công Thương chính thức cấp đăng ký cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử tại Việt Nam.

    Rất nhiều doanh nghiệp lớn đã ứng dụng FPT.eContract để ký kết hợp đồng lao động điện tử như 30Shine, Be, Tiki Trading,… Nếu đang có nhu cầu, quý doanh nghiệp có thể tham khảo báo giá hợp đồng điện tử, hoặc liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và demo miễn phí.

    Giải pháp hợp đồng điện tử là gì? 3 Lưu ý cần biết

    Giải pháp hợp đồng điện tử đã và đang nâng cao hiệu quả hoạt động, mở ra cơ hội mới cho nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Tại Việt Nam, xu hướng ứng dụng hợp đồng điện tử thể hiện rất rõ nét trong khoảng chục năm gần đây.

    1. Giải pháp hợp đồng điện tử là gì?

    Khác với hợp đồng truyền thống được ký kết trên giấy, khi sử dụng hợp đồng điện tử,  doanh nghiệp và người dùng có thể tạo lập, trao đổi giao kết, quản lý, lưu trữ, tra cứu hợp đồng điện tử trên các thiết bị điện tử ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào thông qua các thiết bị như máy tính, điện thoại di động, laptop,…

    Giải pháp hợp đồng điện tử chính là hệ thống phương thức giúp đơn giản hóa quá trình ký kết, lưu trữ, gửi và nhận văn bản hợp đồng. Nhờ vào những giải pháp này mà công tác lưu trữ văn thư, số hóa tài liệu, hợp đồng giao kết được cải tiến, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động cho các ngành nghề.

    Giải pháp hợp đồng điện tử mang tới nhiều lợi ích cho khách hàng
    Giải pháp hợp đồng điện tử mang tới nhiều lợi ích cho khách hàng

    Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử đã được thừa nhận trong Điều 14, 34 của Luật Giao dịch điện tử chính thức có hiệu lực từ năm 2005. Nhờ sự công nhận này mà các giải pháp hợp đồng điện tử có cơ hội tiếp cận và nhận được sự tin tưởng từ phía khách hàng cá nhân, tổ chức doanh nghiệp.

    2. Thực trạng sử dụng hợp đồng điện tử tại Việt Nam

    Với làn sóng chuyển đổi số, việc sử dụng hợp đồng điện tử hiện nay ngày càng phổ biến. Đặc biệt là sau thời kỳ Covid-19 khi các doanh nghiệp không thể trao đổi, gặp mặt trực tiếp và các phương thức vận chuyển bị giới hạn. Theo khảo sát của Bộ Công thương trong sách trắng Thương mại điện tử 2021, có 33% doanh nghiệp được khảo sát đã ứng dụng hợp đồng điện tử trong hoạt động thương mại.

    Hiện nay, tất cả các doanh nghiệp đã có chữ ký số do 100% doanh nghiệp đã chuyển đổi sang hóa đơn điện tử theo nghị định 123/2020/NĐ-CP. Đây là một điều kiện vô cùng thuận lợi để các doanh nghiệp chuyển đổi từ Hợp đồng giấy sang Hợp đồng điện tử.

    Bên cạnh đó, trong kế hoạch chuyển đổi số của Chính phủ, mục tiêu đã đặt ra là đến năm 2025 có 80% doanh nghiệp ứng dụng Hợp đồng điện tử và 2030 đạt 100% doanh nghiệp ứng dụng Hợp đồng điện tử.

    Riêng với nền tảng FPT.eContract, hiện nay đã có hơn 1.000 doanh nghiệp sử dụng với gần 2 triệu hợp đồng được ký kết.

    Tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng hợp đồng điện tử tại Việt Nam ngày càng tăng
    Tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng hợp đồng điện tử tại Việt Nam ngày càng tăng

    3.  Tiêu chí chọn hợp đồng điện tử chất lượng

    Khi ứng dụng hợp đồng điện tử, khách hàng nên chú ý chọn lựa đơn vị được cấp phép bởi Bộ Công Thương. Ngoài ra, bạn cần quan tâm đến tính chuyên nghiệp của phần mềm và khâu hỗ trợ từ nhà cung cấp.

    3.1. Đơn vị được Bộ Công thương cấp đăng ký

    Khi lựa chọn đơn vị cung cấp giải pháp Hợp đồng điện tử, doanh nghiệp nên lựa chọn các đơn vị chứng thực hợp đồng điện tử được cấp đăng ký bởi Bộ Công thương như: FPT, VNPT, Viettel,.. Như vậy, tính pháp lý của hợp đồng sẽ đảm bảo hơn. Mặt khác, quy trình lưu trữ của các đơn vị này cũng chuyên môn hóa hơn, ít xảy ra tình trạng rò rỉ dữ liệu.

    Trong số 5 đơn vị đủ điều kiện cung cấp giải pháp hợp đồng số tại Việt Nam phải kể đến FPT. Hiện nay, FPT đang hỗ trợ khách hàng nhiều gói dịch vụ hợp đồng điện tử, chữ ký số chuyên nghiệp. Bảng giá áp dụng phù hợp cho hầu hết doanh nghiệp và khách hàng cá nhân.

    3.2. Phần mềm hỗ trợ tiên tiến

    Phần mềm hợp đồng điện tử ứng dụng công nghệ tiên tiến, tích hợp chức năng đa dạng cho phép các bên tham gia ký kết thuận lợi. Một số tính năng quan trọng bao gồm:

    • Hỗ trợ tạo chữ ký số trên nhiều thiết bị, đảm bảo tính hợp pháp, đại diện đúng chủ thể tham gia ký kết.
    • Chức năng ngăn chặn tình trạng giả danh, chứng thực chữ ký số.
    • Chức năng xác thực chứng từ, lưu lại lịch sử chỉnh sửa của tất cả đối tượng liên quan.
    • Dễ dàng tích hợp được với các hệ thống nội bộ với thời gian triển khai nhanh chóng.
    Phần mềm hợp đồng điện tử cần ứng dụng đầy đủ chức năng
    Phần mềm hợp đồng điện tử cần ứng dụng đầy đủ chức năng

    Khách hàng doanh nghiệp nên ưu tiên lựa chọn phần mềm hợp đồng điện tử tích hợp đầy đủ tính năng từ cơ bản đến nâng cao, bổ sung nhiều gói tài liệu.

    3.3. Dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp

    Phía đơn vị cung cấp dịch vụ hợp đồng điện tử cần đầu tư cho khâu hỗ trợ khách hàng. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, đơn vị phải sẵn sàng hợp tác cùng các chủ thể liên quan đối chất và xác thực thông tin trong hợp đồng.

    Mặt khác, đơn vị cung cấp dịch vụ phải thường xuyên cập nhật công nghệ mới, ứng dụng chương trình bảo mật tiên tiến, triển khai nhanh gọn dịch vụ.

    4. FPT – Giải pháp hợp đồng số đảm bảo pháp lý – an toàn bảo mật

    FPT tự hào là một trong 5 đơn vị đầu tiên được cấp đăng ký cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tại Việt Nam bởi Bộ Công thương và nhận được nhiều giải thưởng danh giá như: Giải thưởng Made in Vietnam (2021), Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam (2021), Giải thưởng Sao Khuê (2021), Giải thưởng Steve Châu Á – Thái Bình Dương (2021),…

    Quý khách hàng có thể tham khảo báo giá hợp đồng điện tử để cân nhắc lựa chọn gói phù hợp với doanh nghiệp của mình. Đặc biệt, từ tháng 5/2023, FPT.eContract chính thức ra mắt FPT.eContract Lite với chi phí 0 đồng, 0 giới hạn thời gian, 0 hạn chế số lượng – dù miễn phí nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ các tính năng ký kết cần thiết cho doanh nghiệp.

    FPT.eContract cam kết triển khai nhanh dịch vụ, báo giá chi tiết và hỗ trợ chu đáo nhất. Vậy nếu đang cần áp dụng giải pháp hợp đồng điện tử một cách toàn diện nhất, quý khách hàng có thể đăng ký nhận tư vấn miễn phí. FPT.eContract rất hân hạnh khi được đồng hành cùng quý khách hàng doanh nghiệp, cá nhân trên toàn quốc!

    Điểm danh 6 lợi ích của hợp đồng điện tử

    Ngày càng nhiều tổ chức doanh nghiệp, khách hàng cá nhân nhận ra lợi ích của hợp đồng điện tử. Ứng dụng hợp đồng điện tử chính là giải pháp đơn giản giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí, tối ưu hóa khâu lưu trữ, duy trì tính minh bạch.

    1. Lợi ích của hợp đồng điện tử

    Sau đây, FPT.eContract sẽ phân tích chi tiết 6 lợi ích khi áp dụng hợp đồng điện tử theo nhiều khía cạnh.

    1.1. Tạo thuận tiện khi ký kết

    Ứng dụng hợp đồng điện tử giúp các bên tham gia ký kết theo hướng linh hoạt, không bị rào cản bởi không gian địa lý. Hợp đồng sau khi soạn thảo xong có thể được ký kết từ xa bằng chữ ký số.

    Thuận tiện khi ký kết là lợi ích của hợp đồng điện tử
    Thuận tiện khi ký kết là lợi ích của hợp đồng điện tử

    Quá trình ký kết này dễ dàng diễn ra tại bất kỳ đâu, không yêu cầu từng bên tham gia giao kết phải gặp mặt trực tiếp. Từ đó, tạo thuận lợi cho đôi bên, thúc đẩy ứng dụng công nghệ, đơn giản hóa nhiều chứng từ phức tạp.

    1.2. Tiết kiệm thời gian và chi phí cho các bên tham gia

    Không chỉ tạo thuận lợi cho quá trình ký kết mà hợp đồng điện tử còn giúp mỗi bên tham gia tiết kiệm khá nhiều thời gian và chi phí. Cụ thể như:

    • Với hợp đồng điện tử, bạn không cần đầu tư lớn cho hoạt động in ấn, kho lưu trữ hay nhân viên văn thư,.. Tiết kiệm đáng kể chi phí.
    • Đội ngũ nhân sự quản lý không cần đi lại nhiều, mọi hoạt động tra cứu và lưu trữ đều thực hiện trên máy, không tốn thời gian.
    • Hợp đồng dễ dàng chuyển nhanh đến khách hàng qua hệ thống riêng, đảm bảo tính nhanh chóng và bảo mật.
    • Hoạt động ký kết có thể triển khai từ xa, giúp các bên tham gia không tốn thời gian đi lại

    Xem thêm : Hợp đồng điện tử là gì

    1.3. Đảm bảo tính minh bạch cao

    Hợp đồng điện tử chính thức có hiệu lực kể từ thời điểm tất cả bên tham gia ký kết bằng chữ ký số. Từ thời điểm này, mọi chỉnh sửa trên hợp đồng đều bị lưu lại. Nếu một trong các bên tham gia thực hiện chỉnh sửa không có sự đồng thuận của bên còn lại, hợp đồng lập tức vô hiệu lực.

    Tất cả lịch sử chỉnh sửa trên hợp đồng điện tử đều được lưu lại
    Tất cả lịch sử chỉnh sửa trên hợp đồng điện tử đều được lưu lại

    Cơ chế lưu lại toàn bộ lịch sử điều chỉnh đảm bảo duy trì tính minh bạch cho hợp đồng điện tử. Chính bởi tất cả bên tham gia đều dễ dàng theo dõi thay đổi trong điều khoản nên loại hợp đồng này sẽ thúc đẩy từng bên tham gia tuân thủ luật.

    1.4. Hỗ trợ tra cứu thuận tiện

    Hợp đồng điện tử không tồn tại theo định dạng văn bản giấy thông thường. Thay vào đó, chúng được tạo ra theo phương thức thông điệp dữ liệu, lưu trữ trên một hệ thống chuyên nghiệp, cho phép các bên tham gia tra cứu nhanh.

    Bạn có thể tra cứu dễ dàng hợp đồng điện tử trên thiết bị di động
    Bạn có thể tra cứu dễ dàng hợp đồng điện tử trên thiết bị di động

    Thông qua một tài khoản và mật khẩu đăng nhập cung cấp bởi phần mềm hợp đồng điện tử (Ví dụ như FPT.eContract), bạn có thể đăng nhập và tra cứu thông tin hợp đồng bất kỳ khi nào. Quá trình tra cứu diễn ra nhanh, hợp đồng luôn được bảo mật.

    Thay vì phải lục lọi tủ hồ sơ với hàng trăm thậm chí hàng ngàn hợp đồng, giờ đây bạn chỉ việc thao tác truy vấn thông qua máy tính, thiết bị di động kết nối mạng. Đây là lợi ích của hợp đồng điện tử mà bất kỳ khách hàng nào cũng đều nhận thấy rõ.

    1.5. Đảm bảo quyền lợi cho đôi bên khi có tranh chấp

    Ngày nay, để đảm bảo yếu tố pháp lý cao nhất cho Hợp đồng điện tử, các doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ Chứng thực của một bên thứ 3 (Ví dụ như FPT.CeCA). Với dịch vụ này, hợp đồng điện tử sẽ được chứng thực và đóng dấu của Bộ Công thương, giúp cho doanh nghiệp có một cơ quan trung gian đủ tin cậy để giải quyết các vấn đề phát sinh, kiện tụng khi thực hiện giao kết hợp đồng điện tử.

    Trường hợp xảy ra tranh chấp giữa các bên tham gia, phía cơ quan thẩm quyền sẽ dựa vào điều khoản quy định trong hợp đồng điện tử để phân xử. Tính pháp lý của dạng hợp đồng này tương tự như hợp đồng truyền thống, soạn thảo trên giấy có đầy đủ chữ ký và con dấu.

    Hợp đồng điện tử đảm bảo quyền lợi cho đôi bên khi xuất hiện tranh chấp
    Hợp đồng điện tử đảm bảo quyền lợi cho đôi bên khi xuất hiện tranh chấp

    Cụ thể, theo điều 14 trong Luật Giao dịch điện tử ban hành năm 2005 đã khẳng định thông điệp dữ liệu có thể sử dụng làm chứng cứ. Dựa vào phương thức khởi tạo, cơ chế lưu trữ và truyền tải,… Phía cơ quan thẩm quyền hoàn toàn đủ khả năng xác định thông điệp dữ liệu nào đó trong hợp đồng điện tử có hợp pháp hay không.

    Mặt khác, Điều 34 trong cùng bộ luật cũng thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử được khởi tạo đúng luật. Nói chung, tính pháp lý của đồng khởi tạo theo phương thức thông điệp dữ liệu không khác gì hợp đồng soạn thảo theo định dạng văn bản thông thường.

    1.6. Lưu trữ an toàn, không lo mối mọt

    Nhắc đến lợi ích của đồng điện tử, bạn chắc chắn không thể bỏ qua khía cạnh lưu trữ. Cụ thể, loại hợp đồng này luôn được lưu trữ trên một hệ thống bảo mật.

    Phổ biến nhất là nền tảng điện toán đám mây, đảm bảo tính an toàn, hỗ trợ những bên liên quan tra cứu thuận tiện. Chính bởi lưu trữ trên môi trường số nên hợp đồng không bao giờ gặp phải tình trạng mối mọt, thất lạc.

    Rất khó để chỉ ra yếu tố không phải là lợi ích của hợp đồng điện tử. Bởi loại hình hợp đồng này tương đối ưu việt, phù hợp trước xu thế số hóa nhiều ngành nghề như hiện nay.

    2. FPT.eContract – giải pháp hợp đồng điện tử đảm bảo pháp lý, an toàn bảo mật

    FPT.eContract là nhà cung cấp giải pháp hợp đồng điện tử hàng đầu tại Việt Nam. Đáp ứng đầy đủ yếu tố pháp lý của pháp luật hiện hành, là một trong những đơn vị đầu tiên đủ điều kiện cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử được cấp đăng ký bởi Bộ Công thương.

    Bên cạnh đó, hợp đồng của khách hàng lưu trữ và bảo mật hoàn toàn được đảm bảo trên hệ thống Smart Cloud. FPT sở hữu trung tâm dữ liệu Data center ở Hà Nội và Hồ Chí Minh, được xây dựng theo tiêu chuẩn Tier 3 Quốc tế, hoạt động theo tiêu chuẩn vận hành, quản lý chất lượng ITIL và ISO 9001:2015, tiêu chuẩn bảo mật thông tin ISO 27001:2013 và tiêu chuẩn quản trị năng lượng ISO 50001:2011.

    Với những ưu điểm này, FPT.eContract đã được vinh danh ở hàng loạt giải thưởng lớn như: Giải thưởng Make in Vietnam (2021), Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam (2021), Giải thưởng Sao Khuê (2021), Giải thưởng Steve Châu Á – Thái Bình Dương (2021)

    Đến với FPT.eContract, khách hàng luôn có đa dạng lựa chọn gói dịch vụ tùy theo nhu cầu. Khách hàng có thể dễ dàng tra cứu báo giá hợp đồng điện tử trên website của FPT.eContract.

    Đặc biệt, từ tháng 5/2023, FPT.eContract chính thức ra mắt FPT.eContract Lite với chi phí 0 đồng, 0 giới hạn thời gian, 0 hạn chế số lượng. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến Hợp đồng điện tử, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và demo miễn phí.

    3. Kết luận

    FPT.eContract vừa phân tích một vài lợi ích của hợp đồng điện tử. FPT.eContract là đơn vị cung cấp giải pháp hợp đồng điện tử và chữ ký số đầu tiên và dẫn đầu thị trường, sở hữu chứng chỉ bảo mật cấp cao và đảm bảo quy định pháp lý. Nếu đang có nhu cầu về dịch vụ hợp đồng điện tử, quý khách hàng có thể đăng ký nhận tư vấn và demo miễn phí từ chúng tôi.

    Mối liên hệ mật thiết giữa hợp đồng điện tử và chữ ký số

    Hợp đồng điện tử và chữ ký số thường song hành cùng nhau. Trong mỗi hợp đồng điện tử, bạn đều dễ dàng nhận thấy sự hiện diện của chữ ký số. Trước xu hướng số hóa ngày càng sâu rộng, mỗi cá nhân, tổ chức nên hiểu rõ đặc điểm của hợp đồng điện tử cũng như chữ ký số để biết cách ứng dụng.

    Hiểu đúng về hợp đồng điện tử và chữ ký số

    Trong phần đầu tiên của bài tổng hợp này, FPT.eContract sẽ tiến hành phân tích chi tiết khái niệm hợp đồng điện tử và chữ ký số.

    Hợp đồng điện tử

    Hợp đồng điện tử có thể hiểu là dạng văn bản giao kết được thiết lập và khởi tạo theo định dạng số. Theo đó, thay vì tồn tại theo văn bản giấy truyền thống, hợp đồng điện tử lại tồn tại theo file lưu trữ trên môi trường số, hệ thống lưu trữ điện thoại đám mây.

    Hợp đồng điện tử tồn tại theo dạng file text trên môi trường số
          Hợp đồng điện tử tồn tại theo dạng file text trên môi trường số

    Giao kết trong tạo hợp đồng này thể hiện theo dạng thông điệp dữ liệu, hỗ trợ các bên tham gia tra cứu thuận tiện.

    Về mặt giá trị pháp lý, hợp đồng điện tử có giá trị giống như hợp đồng tồn tại theo định dạng văn bản giấy thông thường. Trong mỗi hợp đồng thiết lập theo định dạng số đều xuất hiện chữ ký số của ít nhất 2 chủ thể tham gia giao kết.

    Chữ ký số

    Chữ ký số đại diện cho chữ ký của một chủ thể. Chúng được tạo ra bằng phương pháp biến đổi thông điệp dữ liệu. Muốn hoàn thiện một chữ kỹ số cần có sự tham gia của 5 yếu tố cơ bản. Bao gồm:

    • Khóa riêng tư: Đảm nhận nhiệm vụ tạo chữ ký số.
    • Khóa công khai: Làm nhiệm vụ kiểm tra chữ ký số đúng với người đại diện hay không.
    • Người ký: Người nắm giữ khóa riêng tư và khóa công khai tương ứng của chữ ký số.
    • Người nhận: Có thể là cá nhân hoặc tổ chức nhận thông điệp từ chữ ký số tạo ra bởi người ký.
    • Ký số: Hoạt động chuyển khóa riêng tư đến một hệ thống tự động tiếp nhận, gắn chữ ký số vào hợp đồng điện tử.
    Chữ ký số thường xuất hiện trong hợp đồng điện tử
            Chữ ký số thường xuất hiện trong hợp đồng điện tử

    Hiện nay, chữ ký số đang được ứng dụng rộng rãi. Đặc biệt là trong giao dịch của ngành hải quan, ngân hàng,.. Để sử dụng dạng chữ ký này, mỗi bên tham gia cần đến sự hỗ trợ của nền tảng hỗ trợ của bên thứ 3. Đây chính là bên cung cấp dịch vụ và hỗ trợ xác thực chữ ký số.

    Mối quan hệ giữa hợp đồng điện tử và chữ ký số

    Hợp đồng điện tử và chữ ký số luôn liên hệ mật thiết với nhau. Trong đó, hợp đồng điện tử chỉ thực sự giá trị nếu có đầy đủ chữ ký số của tất cả bên tham gia giao kết.

    Ký hợp đồng bằng chữ ký số được không

    Trong thực tế, một hợp đồng giao kết cần có đầy đủ chữ ký của các bên tham gia giao kết. Hợp đồng chính thức có hiệu lực kể từ thời điểm toàn bộ chủ thể liên quan chính thức ký kết.

    Hợp đồng điện tử được ký bằng chữ ký số
    Hợp đồng điện tử được ký bằng chữ ký số

    Đối với hợp đồng thông thường, bạn cần ký kết trực tiếp vào văn bản. Còn với hợp đồng điện tử, chữ ký tay lại được thay thế bằng chữ ký số.

    Giá trị của chữ ký số tương tự như chữ ký tay nếu ký của chính chủ thể tham gia giao kết. Đồng thời, chữ ký đó đã qua xác thực bởi cơ quan pháp luật hoặc bên cung cấp dịch vụ chữ ký số.

    Tóm lại, hợp đồng giao dịch thực hiện trên môi trường số có thể được ký bằng chữ ký số. Tính pháp lý của hợp đồng điện tử không khác gì hợp đồng thông thường, mỗi bên tham gia giao kết cần thực hiện đúng cam kết đã ký.

    Quy trình tạo hợp đồng điện tử bằng chữ ký số

    Quy trình khởi tạo hợp đồng điện tử bằng chữ ký số thường diễn ra theo 5 bước cơ bản dưới đây.

    Bước 1: Khởi tạo hợp đồng

    Người ký hay người gửi bắt đầu tạo hợp đồng điện tử thông qua form sẵn có hỗ trợ bởi bên cung cấp dịch vụ. Ngoài ra, nhiều hệ thống cũng cho phép khách hàng tải lên hợp đồng soạn thảo từ trước.

    Bước 2: Cài đặt quyền xem xét và kí kết

    Sau khi khởi tạo hợp đồng, bạn cần thiết lập quyền xem xét và kí kết cho một số bên liên quan (chủ thể tham gia ký kết). Tiếp theo, bạn hãy tiến hành xuất hợp đồng.

    Bước 3: Tiến hành thông báo cho bên liên quan

    Lúc này, hệ thống bắt đầu gửi thông báo đến những chủ thể liên quan trong hợp đồng. Chẳng hạn nếu đăng ký tài khoản ngân hàng online, bạn thường được ngân hàng gửi thông báo xác nhận tạo tài khoản về email.

    Bước 4: Ký hợp đồng

    Khi nhận được thông báo tạo hợp đồng, việc bạn cần làm lúc này là ký hợp đồng theo hướng dẫn từ hệ thống ngay trên thiết bị đang sử dụng. Chữ ký số khi đó giá trị tương tự như chữ ký tay của bạn.

    Bước 5: Nhận hợp đồng

    Bước cuối cùng này, hệ thống sẽ gửi hợp đồng hoàn thiện cho bạn cùng những bên liên quan (nếu có). Hợp đồng này được lưu lại trên một hệ thống riêng. Bạn chỉ có thể xem nếu sử dụng chính xác khóa riêng tư và khóa công khai tương ứng.

    Giá trị của hợp đồng tạo bởi chữ ký số

    Giữa hợp đồng điện tử với chữ ký số luôn liên quan mật thiết với nhau. Về mặt pháp lý, hợp đồng điện tử có giá trị như hợp đồng theo định dạng văn bản có giao kết tương tự.

    Nếu một văn bản bắt buộc phải có chữ ký số, văn bản đó vẫn đảm bảo tính pháp lý. Giá trị của văn bản hợp đồng này được xác định theo 2 phương pháp sau:

    • Xác định tính hợp lệ của chữ ký số: Dựa vào thời gian ký, thông tin người ký kết hợp đồng.
    • Lịch sử khởi tạo và điều chỉnh hợp đồng: Lưu liên hệ thống của đơn vị cung cấp dịch vụ.
    Hợp đồng ký bởi chữ ký số vẫn đảm bảo giá trị pháp lý
    Hợp đồng ký bởi chữ ký số vẫn đảm bảo giá trị pháp lý

    Từ phân tích chi tiết trên đây, hi vọng bạn đã hiểu rõ hơn về hợp đồng điện tử và chữ ký số. Trong mỗi hợp đồng điện tử đều phải có sự hiện diện của chữ ký số của tất cả bên tham gia giao kết.

    FPT.eContract là đơn vị cung cấp giải pháp hợp đồng điện tử và chữ ký số đầu tiên và dẫn đầu thị trường, sở hữu chứng chỉ bảo mật cấp cao và đảm bảo quy định pháp lý. Phần mềm hợp đồng điện tử FPT.eContract đã được vinh danh ở hàng loạt giải thưởng lớn như: Giải thưởng Make in Vietnam (2021), Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam (2021), Giải thưởng Sao Khuê (2021), Giải thưởng Steve Châu Á – Thái Bình Dương (2021),…

    Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến chữ ký số và hợp đồng điện tử, đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và demo miễn phí.

    6 Đặc điểm của hợp đồng điện tử, ưu điểm và hạn chế

    Đặc điểm của hợp đồng điện tử thể hiện ở nhiều khía cạnh. Trong quá trình tham gia vào dạng hợp đồng này, bạn cần nắm rõ các tính chất cơ bản như định dạng lưu trữ, số lượng chủ thể giao kết và quản lý.

    Góc chia sẻ sau đây, FPT.eContract sẽ tiến hành phân tích một vài đặc điểm cơ bản nhất của hợp đồng điện tử.

    1. Phân tích đặc điểm của hợp đồng điện tử

    Đặc điểm của hợp đồng điện tử thể hiện rõ nét ở khía cạnh thông điệp dữ liệu, số lượng chủ thể tham gia,… Dựa vào những đặc trưng này, bạn có thể phân biệt hợp đồng điện tử và dạng hợp đồng văn bản thông thường.

    Thông điệp dữ liệu

    Trong mỗi hợp đồng điện tử chi tiết giao kết đều được thể hiện theo hình thức thông điệp dữ liệu số. Đặc điểm này cho phép xác định chính xác bên khởi tạo hợp đồng, thời điểm khởi tạo, quá trình gửi và nhận.

    Tìm hiểu đặc điểm của hợp đồng điện tử
    Tìm hiểu đặc điểm của hợp đồng điện tử

    Tuy rằng hơi khác hợp đồng thông thường ở thông điệp dữ liệu nhưng hợp đồng điện tử vẫn đảm bảo yếu tố pháp lý.

    Số lượng chủ thể tham gia

    Ở dạng hợp đồng truyền thống, số lượng chủ thể tham gia thường chỉ là 2. Tuy nhiên với hợp đồng điện tử luôn có sự tham gia của 3 chủ thể trở lên.

    Hợp đồng điện tử luôn có sự tham gia tối thiểu 3 chủ thể trở lên
    Hợp đồng điện tử luôn có sự tham gia tối thiểu 3 chủ thể trở lên
      

    Bên cạnh 2 chủ thể chính trực tiếp tham gia giao kết thì còn phải về đến phía tổ chức đơn vị cung cấp dịch vụ lưu trữ, quản lý hợp đồng. Chủ thể thứ 3 ở đây giữ vai trò như một bên trung gian, đảm bảo tính minh bạch của hợp đồng.

    Phương thức giao kết

    Giao kết trong hợp đồng là thuật ngữ từng để chỉ bên tham gia vào hoạt động khởi tạo, điều chỉnh điều khoản, hoàn thành nghĩa vụ theo cam kết. Trong hợp đồng điện tử, hoạt động giao kết chủ yếu thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu.

    Mỗi bên tham gia cần xác nhận nghĩa vụ, quyền lợi bằng chữ ký số. Hợp đồng chỉ thực sự có giá trị khi cả 2 bên cung cấp chữ ký số và không thực hiện thêm bất kỳ điều chỉnh nào khác.

    Không bị giới hạn bởi không gian địa lý

    Đây là đặc điểm cơ bản và dễ nhận biết nhất của hợp đồng điện tử. Chính bởi giao tiếp theo dạng thông điệp dữ liệu nên các bên tham gia không nhất thiết phải trao đổi mặt đối mặt.

    Đặc điểm của hợp đồng điện tử là không bị giới hạn bởi không gian địa lý
    Đặc điểm của hợp đồng điện tử là không bị giới hạn bởi không gian địa lý

    Có nghĩa dù đang ở bất kỳ đâu, bạn vẫn dễ dàng ký kết và theo dõi hợp đồng điện tử. Dạng hợp đồng này lưu trữ trên môi trường số nên rất thuận tiện khi cần tra cứu, quản lý, tiết kiệm đáng kể thời gian cho tất cả chủ thể tham gia.

    Định dạng tồn tại

    Hợp đồng điện tử không tồn tại theo định dạng văn bản như hợp đồng truyền thống. Thay vào đó, nó tồn tại theo định dạng file lưu trữ trên nền tảng điện toán đám mây, môi trường số.

    Nói chung, hợp đồng điện từ không thể nắm bắt theo dạng vật chất. Nó không bị giới hạn bởi không gian địa lý, giúp chủ thể tham gia tra cứu thuận tiện tại bất kỳ đâu miễn đảm bảo kết nối internet. Đặc điểm này của hợp đồng điện tử rất phù hợp trước xu hướng số hóa như hiện nay.

    Tiết kiệm thời gian cho chủ thể tham gia

    Nhờ hợp đồng điện tử, mỗi bên tham gia đều tiết kiệm đáng kể thời gian. Chẳng hạn như khi ký kết hợp đồng, bạn không nhất thiết phải gặp mặt trực tiếp đối tác.

    Hoặc nếu cần tra cứu hợp đồng, bạn cũng không cần phải tìm đến kho lưu trữ mà chỉ việc tra cứu trên máy. Công nghệ lưu trữ đám mây được các đơn vị cung cấp dịch vụ hợp đồng điện tử áp dụng giúp giảm đáng kể thời gian không cần thiết.

    2. Ưu nhược và hạn chế của hợp đồng điện tử

    Tiếp nối phần phân tích đặc điểm của hợp đồng điện tử, FPT.eContract sẽ giúp bạn hiểu rõ ưu điểm và hạn chế của loại hình hợp đồng này.

    Ưu điểm

    Ưu điểm dễ nhận thấy ở hợp đồng điện tử là giúp cá nhân, doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí. Tuy rằng bạn phải bỏ ra chi phí ban đầu mua phần mềm nhưng chúng lại giúp quá trình quản lý trở nên đơn giản hơn.

    Hợp đồng điện tử tối ưu thời gian cho chủ thể tham gia
    Hợp đồng điện tử tối ưu thời gian cho chủ thể tham gia

    Với dạng hợp đồng hiện đại này, bạn không cần tốn chi phí in ấn, đầu tư cho kho lưu trữ. Quan trọng hơn, nhờ hợp đồng điện tử công việc quản lý dữ liệu, trao đổi cùng đối tác sẽ thuận tiện hơn rất nhiều.

    Trường hợp cần dùng đến bản giấy, bạn chỉ cần chuyển đổi từ hợp đồng điện tử ra văn bản giấy. Nếu có đầy đủ chữ ký và con dấu của chủ thể có thẩm quyền thì hợp đồng chuyển đổi này vẫn đầy đủ giá trị pháp lý.

    Hạn chế

    Hợp đồng điện tử được lưu trữ trên môi trường số. Chính vì vậy chúng vẫn có nguy cơ bị rò rỉ dữ liệu và trở thành mục tiêu của hacker. Do đó, việc lựa chọn đơn vị cung cấp giải pháp Hợp đồng điện tử chất lượng là vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp nên lựa chọn các sản phẩm của các đơn vị uy tín như FPT.eContract.

    Với trường hợp khách hàng sử dụng hệ thống FPT.eContract, việc lưu trữ và bảo mật hoàn toàn được đảm bảo trên hệ thống Smart Cloud. FPT sở hữu trung tâm dữ liệu Data center ở Hà Nội và Hồ Chí Minh, được xây dựng theo tiêu chuẩn Tier 3 Quốc tế, hoạt động theo tiêu chuẩn vận hành, quản lý chất lượng ITIL và ISO 9001:2015, tiêu chuẩn bảo mật thông tin ISO 27001:2013 và tiêu chuẩn quản trị năng lượng ISO 50001:2011.

    Như vậy, từ tất cả phân tích trong bài viết này, bạn hẳn đã nắm bắt được các đặc điểm của hợp đồng điện tử. Dạng hợp đồng này đang mở ra xu hướng mới trong quản lý, lưu trữ văn bản, hợp đồng cho nhiều ngành nghề.

    FPT.eContract tự tin là một trong những đơn vị tiên phong cung cấp dịch vụ hợp đồng điện tử đảm bảo pháp lý, an toàn bảo mật tại Việt Nam. Quý khách hàng có thể tham khảo báo giá hợp đồng điện tử để cân nhắc lựa chọn gói phù hợp với doanh nghiệp của mình. Hoặc liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và demo miễn phí.