Hợp đồng chuyên gia là gì? Cập nhật quy định mới nhất

Hợp đồng thuê chuyên gia ngày càng trở nên quen thuộc trong bối cảnh nhiều ngành dịch vụ tư vấn đang phát triển mạnh. Tuy vậy, có lẽ không phải ai cũng biết chính xác hợp đồng chuyên gia là gì. Vì thế trong bài chia sẻ kiến thức ngày hôm nay, FPT.eContract sẽ cập nhật một vài quy định về hợp đồng chuyên gia mới nhất để bạn tham khảo.

1. Hợp đồng thuê chuyên gia là gì?

Để hiểu một cách chính xác hợp đồng chuyên gia (HĐCG) là gì, trước tiên, bạn cần nắm rõ khái niệm và nội dung cơ bản của loại hợp đồng này.

1.1. Khái niệm

Hợp đồng thuê chuyên gia đơn giản là giao kết thỏa thuận giữa bên thuê dịch vụ tư vấn và bên cung cấp dịch vụ tư vấn. Loại hình hợp đồng này mang bản chất của hợp đồng dịch vụ.

hop-dong-thue-chuyen-gia

Hợp đồng thuê chuyên gia mang bản chất của hợp đồng dịch vụ 

Mỗi chủ thể tham gia giao kết hợp đồng đều phải tuân thủ các điều khoản. Trong đó, bên cung cấp dịch vụ có trách nhiệm tư vấn theo những gì đã ký kết với bên thuê dịch vụ. Còn bên thuê dịch vụ hay khách hàng có nghĩa vụ thanh toán đúng thời hạn, cung cấp thông tin cần thiết cho bên tư vấn.

1.2. Nội dung cơ bản

Nội dung trong mỗi bản HĐCG cần phải đầy đủ. Những nội dung cơ bản nhất bao gồm:

  • Thông tin của bên thuê dịch vụ: Họ tên hoặc tên đại diện pháp nhân, địa chỉ liên hệ, SĐT, chức danh.
  • Thông tin bên cung cấp dịch vụ (bên chuyên gia): Họ tên, địa chỉ liên hệ, SĐT, chức danh.
  • Nội dung liên quan đến điều khoản: Thời gian thuê dịch vụ, chi tiết dịch vụ tư vấn, nghĩa vụ của cả hai bên, tiền công, phương thức và thời gian thanh toán, điều khoản phạt vi phạm. Cùng với đó là phương thức giải quyết tranh chấp, thời hạn hợp đồng, điều khoản chấm dứt hợp đồng.
  • Chữ ký: Tất cả chủ thể tham gia phải ký kết vào hợp đồng.

2. Một vài quy định về hợp đồng thuê chuyên gia

Sau đây là phần cập nhật quy định cơ bản về quyền chấm dứt hợp đồng, quy định về thực thi và nghĩa vụ đóng bảo hiểm của các chủ thể khi tham gia hợp đồng thuê chuyên gia.

2.1. Quy định về quyền chấm dứt hợp đồng

Cả bên cung cấp dịch vụ và bên thuê dịch vụ đều có thể yêu cầu chấm dứt hợp đồng trong một số trường hợp. Tuy nhiên, việc yêu cầu chấm dứt hợp đồng phải đúng luật.

  • Đối với bên thuê dịch vụ tư vấn: Cần thông báo yêu cầu chấm dứt hợp đồng cho bên cung cấp dịch vụ tư vấn trước một thời gian hợp lý. Ngoài ra, bên thuê dịch vụ phải thanh toán đầy đủ tiền công hoặc bồi thường thiệt hại cho bên cung cấp dịch vụ theo cam kết hợp đồng.
  • Đối với bên cung cấp dịch vụ tư vấn: Có thể yêu cầu chấm dứt hợp đồng nếu nhận thấy bên thuê dịch vụ vi phạm nghiêm trọng điều khoản. Bên cung cấp dịch vụ cũng phải thông báo chấm dứt hợp đồng cho bên thuê dịch vụ trước 1 tháng.

hop-dong-thue-chuyen-gia

Cả 2 bên đều có quyền yêu cầu chấm dứt hợp đồng

2.2. Quy định về thực hiện hợp đồng

Nếu hợp đồng đã hết hiệu lực nhưng các hạng mục công việc cam kết chưa hoàn thành, hiệu lực hợp đồng vẫn tiếp tục được duy trì. Ngoài ra, nếu bên cung cấp dịch vụ chưa triển khai công việc nhưng bên thuê dịch vụ đã hoàn thành nghĩa vụ thì hợp đồng sẽ vẫn còn hiệu lực.

2.3. Quy định về nghĩa vụ đóng bảo hiểm

Chắc hẳn không ít người vẫn thắc mắc hợp đồng chuyên gia có phải đóng BHXH không. Nếu tất cả chủ thể chỉ tham gia theo hình thức thuê và cung cấp dịch vụ thông thường, không ký kết theo dạng hợp đồng lao động thì bên thuê dịch vụ không cần đóng BHXH cho cá nhân cung cấp dịch vụ.

Tuy nhiên nếu bên thuê dịch vụ hay doanh nghiệp tiến hành tuyển dụng lao động theo hình thức thuê chuyên gia từ 1 tháng trở lên thì hợp đồng ký kết sẽ là hợp đồng lao động. Lúc này, bên thuê dịch vụ tư vấn cần đóng BHXH cho cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn (chiếu theo quy định trong Khoản 1.2 Điều 4 Nghị quyết 595/QĐ-BHXH)

3. Mẫu hợp đồng thuê chuyên gia mới nhất

Cho đến nay, quy định về hợp đồng thuê chuyên gia vẫn chưa được đề cập chi tiết trong bất kỳ văn bản pháp luật nào. Tuy vậy trong quá trình làm hợp đồng, bạn vẫn phải soạn thảo đầy đủ nội dung theo quy định của hợp đồng dịch vụ. Sau đây là mẫu hợp đồng chuyên gia, bạn có thể tham khảo.

Mẫu hợp đồng thuê chuyên gia kèm link download 

FPT.eContract – phần mềm hỗ trợ khởi tạo hợp đồng điện tử tiên tiến phát triển bởi Tập Đoàn FTP. Hiện nay, phần mềm này đang được ứng dụng tại hơn 2.000 doanh nghiệp lớn nhỏ tại nước ta.

Với FPT.eContract, doanh nghiệp có thể triển khai số lượng lớn hợp đồng nhanh chóng, đảm bảo quy định pháp lý. Từ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm hơn 70% chi phí, 80% thời gian cho khâu triển khai ký kết, lưu trữ hợp đồng.

hop-dong-thue-chuyen-gia

Quy trình triển khai ký kết hợp đồng trên FPT.eContract 

FPT hiện cung cấp nhiều gói phần mềm tích hợp đa dạng chức năng. Nếu đang có nhu cầu áp dụng cho doanh nghiệp, bạn có thể tham khảo báo giá hợp đồng điện tử.

Ngoài ra, FPT mới cho ra mắt phiên bản FPT.eContract Lite miễn phí. Với phần mềm này, người dùng không bị giới hạn số lượng và thời gian khởi tạo hợp đồng. Vậy nếu muốn trải nghiệm phiên bản miễn phí FPT.eContract Lite, quý khách có thể liên hệ với chúng tôi.

Hợp đồng thuê chuyên gia mang bản chất của hợp đồng dịch vụ. Chủ thể của hợp đồng là bên cung cấp dịch vụ và bên thuê dịch vụ. Loại hình hợp đồng này có thể ứng dụng tại nhiều lĩnh vực. Hy vọng tư vấn chia sẻ của FPT.eContract, bạn đã hiểu hơn về bản chất của hợp đồng thuê chuyên gia!

>>ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ<<

Hợp đồng khung là gì? Nội dung cơ bản, mẫu hợp đồng khung mới nhất

Khái niệm hợp đồng khung là gì chắc hẳn vẫn còn xa lạ với phần đông mọi người. Tuy nhiên, khi phác thảo nội dung mang tính định hướng trong các giao kết dân sự, bạn lại thường được yêu cầu làm loại hình hợp này. Vậy cần hiểu một cách chính xác hợp đồng khung là gì? Lời giải đáp sẽ có ngay trong bài viết sau đây của FPT.eContract.

1. Hợp đồng khung là gì?

Quy định pháp luật hiện hành vẫn chưa định nghĩa cụ thể hợp đồng khung là gì. Tuy nhiên, theo Bộ luật Dân sự năm 2015 thì từng bên tham gia giao kết đều có quyền thỏa thuận các điều khoản miễn sao không vi phạm điều cấm. Những thỏa thuận này có thể dẫn đến sự phát sinh của hợp đồng nguyên tắc.

hop-dong-khung-la-gi

Hợp đồng khung là gì?

Mà hợp đồng nguyên tắc lại mang tính chất định hướng, dựa theo thỏa thuận của các bên. Loại hình hợp đồng này tương tự như hợp đồng khung ban đầu, được soạn thảo trước khi các bên chính thức ký kết.

Như vậy, hợp đồng khung và hợp đồng nguyên tắc thực chất là một. Tùy theo từng lĩnh vực áp dụng, người ta còn gọi loại hình hợp đồng này với nhiều tên gọi khác. Chẳng hạn như hợp đồng nguyên tắc mua bán, hợp đồng nguyên tắc cung ứng dịch vụ.

2. Các nội dung cơ bản trong hợp đồng khung

Sau đây là một vài phần nội dung cơ bản cần có trong hợp đồng khung:

  • Chủ thể của hợp đồng: Thông tin chi tiết về chủ thể hợp đồng, vai trò cụ thể của từng bên. Nếu có sự tham gia của bên thứ 3 (bên bảo lãnh), thông tin về vai trò của chủ thể thứ 3 này cũng phải được đề cập rõ.
  • Quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý của từng bên: Quyền lợi và nghĩa vụ của từng bên cần được quy định rõ theo từng giai đoạn triển khai thỏa thuận.
  • Điều khoản quy định trách nhiệm của từng bên: Tất cả chủ thể tham gia giao kết có thể thỏa thuận trách nhiệm cụ thể trong quá trình triển khai thỏa thuận. Những điều khoản thỏa này phải phù hợp với quy định pháp luật.
  • Điều khoản về giải quyết tranh chấp: Có 3 hướng giải quyết tranh chấp cơ bản mà các bên có thể áp dụng. Cụ thể là thương lượng, hòa giải và giải quyết tranh chấp thông qua tòa án hoặc cơ quan tài phán.
  • Thời hạn hợp đồng: Cần có nội dung cụ thể về thời điểm bắt đầu và chấm dứt hợp đồng.
  • Một số nội dung khác: Phương thức thanh toán, thời điểm giao nhận hàng, số hợp đồng, cam kết chung.

hop-dong-khung-la-gi

Trong hợp đồng khung cần có nội dung về quyền lợi và trách nhiệm của từng bên

3. Khi nào cần áp dụng hợp đồng khung?

Thực tế, hợp đồng khung hay hợp đồng nguyên tắc chỉ làm nhiệm vụ phác thảo ban đầu, khi cả hai bên chưa chính thức ký kết. Loại hình hợp đồng này chủ yếu phát sinh trong giao dịch mua bán, cung ứng hàng hóa chưa tiến tới thỏa thuận chi tiết mà vẫn chỉ mô tả ở mức khái quát chung.

Cụ thể, hợp đồng khung thường được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

  • Trong những giao dịch mua bán, cung ứng hàng hóa vẫn cần thời gian thỏa thuận, chưa xác định điều kiện giao dịch chính thức.
  • Các bên tham gia thực hiện nhiều giao dịch có nội dung tương tự nhau. Lúc này, hợp đồng khung giữ vai trò như một bản hợp đồng chung. Cứ sau mỗi lần thực hiện giao dịch, người ta chỉ cần tạo phụ lục thay vì làm hợp đồng mới.
  • Khi một hoặc hai bên tham gia giao kết có nhu cầu chứng minh sự tồn tại của mối quan hệ giao dịch với bên thứ ba.

hop-dong-khung-la-gi

Hợp đồng khung có thể phát sinh trong nhiều trường hợp

4. Tổng hợp một số mẫu hợp đồng khung

Hợp đồng khung thực chất là hợp đồng nguyên tắc giúp định hướng điều khoản ban đầu, dựa trên thỏa thuận của từng bên tham gia. Tuy nội dung không quá chi tiết nhưng vẫn phải đầy đủ, thể hiện rõ mối quan hệ của từng bên.

Dưới đây là 3 mẫu hợp đồng khung hay hợp đồng nguyên tắc bạn có thể tham khảo qua:

Mẫu hợp đồng khung mua bán vật tư kèm link download

Mẫu hợp đồng khung cung cấp dịch vụ kèm link download

Mẫu hợp đồng khung hợp tác kinh doanh link kèm download

Mong rằng với chia sẻ trên đây, bạn có thể hiểu chính xác hợp đồng khung là gì. Thực chất, hợp đồng khung chính là hợp đồng nguyên tắc hỗ trợ định hướng ban đầu, xác lập mối quan hệ giữa các chủ thể. Loại hình hợp đồng này thường phát sinh trong giao dịch cung ứng hàng hóa, dịch vụ.

Ứng dụng hợp đồng điện tử vào quy trình ký kết hợp đồng khung đang trở thành xu hướng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn, bởi những lợi ích không thể bàn cãi như:

  • Tiết kiệm hơn 80% thời gian ký kết, chủ thể hợp đồng không cần gặp mặt trực tiếp mà có thể dễ dàng ký kết từ xa.
  • Tiết kiệm hơn 70% chi phí cho khẩu in ấn, photo và lưu trữ.
  • Bảo mật thông tin cho tất cả chủ thể tham gia giao kết.
  • Đảm bảo tính pháp lý, bảo vệ tốt quyền lợi cho từng bên.

FPT.eContract là một trong những giải pháp hợp đồng điện tử tiên phong tại Việt Nam, phát triển bởi tập đoàn FPT. Đây chính là giải pháp hoàn hảo hỗ trợ doanh nghiệp số hóa quy trình ký kết, khởi tạo nhanh chóng số lượng lớn hợp đồng.

Nếu đang có áp dụng các giải pháp thông minh như FPT.eContract, quý khách hàng hãy tham khảo báo giá hợp đồng điện tử và để lại thông tin liên hệ. Chúng tôi cam kết sẽ tiếp nhận, phản hồi nhanh và tư vấn chu đáo.

Bên cạnh một số phiên bản trả phí, FPT còn mới cho ra mắt bản miễn phí FPT.eContract Lite, cho phép khách hàng tạo hợp đồng không giới hạn. FPT.eContract hân hạnh đồng hành cùng quý doanh nghiệp bằng những giải pháp hỗ trợ ký kết hợp đồng ưu việt nhất!

>>ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ<<

Hợp đồng gia công là gì? Cập nhật quy định mới nhất

Trước sự phát triển của nhiều ngành hàng sản xuất, nhu cầu gia công hàng hóa theo yêu cầu cũng ngày càng tăng. Trong quá trình đặt hàng, các bên cần làm hợp đồng gia công rõ ràng. Thế nhưng, thực tế lại không nhiều người biết chính xác hợp đồng gia công là gì.

Hy vọng thông tin chia sẻ trong bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại hình văn bản giao kết này.

1. Hợp đồng gia công là gì?

Muốn hiểu một cách chính xác hợp đồng gia công là gì, bạn cần tham khảo Điều 524 Luật Dân sự 2015. Trích dẫn cụ thể:

“Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công.”

hop-dong-gia-cong-la-gi

Hợp đồng gia công là gì? 

Đối tượng của hợp đồng gia công ở đây là các loại hàng hóa có mẫu mã, tiêu chuẩn chất lượng cụ thể. Bên nhận gia công sẽ tiếp nhận yêu cầu của bên đặt gia công, và sản xuất theo đúng nguyên mẫu sản phẩm được quy định.

2. Đặc điểm của hợp đồng gia công

Hợp đồng gia công mang tính chất của hợp đồng song vụ và hợp đồng có đền bù. Bên cạnh đó, kết quả sẽ được vật thể hóa. Cụ thể như sau:

2.1. Mang tính chất của hợp đồng song vụ

Bên phía nhận gia công sản phẩm có quyền yêu cầu khách hàng hay bên đặt gia công cung cấp chính xác vật liệu đạt tiêu chuẩn. Cùng với đó là thông tin về chủng loại, số lượng, bản thiết kế chi tiết và của sản phẩm mẫu phục vụ quá trình gia công.

hop-dong-gia-cong-la-gi

Hợp đồng gia công mang tính chất của hợp đồng song vụ 

Trong khi đó, bên đặt gia công có quyền yêu cầu bên nhận gia công phải tạo ra sản phẩm theo đúng nguyên mẫu, đúng số lượng.

Cả hai bên lúc này đều có trách nhiệm qua lại. Như vậy, hợp đồng gia công có tính chất tương tự như hợp đồng song vụ, ràng buộc trách nhiệm của hai chủ thể.

2.2. Là dạng hợp đồng có đền bù

Sau khi bên gia công hoàn thành đúng yêu cầu, cam kết trong hợp đồng, bên đặt gia công phải có trách nhiệm thanh toán đúng thời hạn.

Trường hợp một trong 2 bên vi phạm thì bên còn lại phải có trách nhiệm đền bù theo thỏa thuận hợp đồng. Tính chất này giống như hợp đồng đền bù.

2.3. Kết quả được vật thể hóa

Hàng hóa cần gia công phải dựa trên nguyên mẫu. Bên đặt gia công cần cung cấp chính xác kích thước, chất liệu, tiêu chuẩn chất lượng,… cho bên nhận gia công.

Sản phẩm hay hàng hóa chỉ có thể hiện thực hoá sau khi bên nhận gia công hoàn tất sản xuất, giao lại cho bên đặt gia công. Lúc này, nghĩa vụ của bên đặt gia công là phải thanh toán đầy đủ cho bên nhận gia công.

3. Quyền và nghĩa vụ của từng bên trong hợp đồng gia công

Muốn hiểu hơn bản chất hợp đồng gia công là gì, bạn cần nắm rõ một số quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của từng bên.

hop-dong-gia-cong-la-gi

Cả bên nhận gia công và bên đặt gia công phải có trách nhiệm thực thi cam kết hợp đồng 

3.1. Bên đặt gia công

Nghĩa vụ và quyền lợi của bên đặt gia công được quy định tương đối chi tiết tại Điều 544-545 Bộ Luật Dân sự 2015.

a. Nghĩa vụ

Nghĩa vụ của bên đặt gia công, theo Điều 544:

  1. Cung cấp nguyên vật liệu theo đúng số lượng, chất lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận cho bên nhận gia công; cung cấp giấy tờ cần thiết liên quan đến việc gia công.
  2. Chỉ dẫn cho bên nhận gia công thực hiện hợp đồng.
  3. Trả tiền công theo đúng thỏa thuận.

b. Quyền lợi

Quyền của bên đặt gia công, theo Điều 545:

  1. Nhận sản phẩm gia công theo đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.
  2. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên nhận gia công vi phạm nghiêm trọng hợp đồng.
  3. Trường hợp sản phẩm không đảm bảo chất lượng mà bên đặt gia công đồng ý nhận sản phẩm và yêu cầu sửa chữa nhưng bên nhận gia công không thể sửa chữa được trong thời hạn thỏa thuận thì bên đặt gia công có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

3.2. Bên nhận gia công

Theo Điều 546-547 trong cùng Bộ Luật Dân sự 2015, nghĩa vụ và quyền lợi của bên nhận gia công được quy định cụ thể như sau:

a. Nghĩa vụ

Nghĩa vụ của bên nhận gia công, theo Điều 546:

  1. Bảo quản nguyên vật liệu do bên đặt gia công cung cấp.
  2. Báo cho bên đặt gia công biết để đổi nguyên vật liệu khác, nếu nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng; từ chối thực hiện gia công, nếu biết hoặc phải biết việc sử dụng nguyên vật liệu có thể tạo ra sản phẩm nguy hại cho xã hội.
  3. Giao sản phẩm cho bên đặt gia công đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.
  4. Giữ bí mật thông tin về quy trình gia công và sản phẩm tạo ra.
  5. Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, trừ trường hợp sản phẩm không đảm bảo chất lượng do nguyên vật liệu mà bên đặt gia công cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công.
  6. Hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên đặt gia công sau khi hoàn thành hợp đồng.

b. Quyền lợi

Quyền của bên nhận gia công, theo Điều 547:

  1. Yêu cầu bên đặt gia công giao nguyên vật liệu đúng chất lượng, số lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.
  2. Từ chối sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu thấy chỉ dẫn đó có thể làm giảm chất lượng sản phẩm, nhưng phải báo ngay cho bên đặt gia công.
  3. Yêu cầu bên đặt gia công trả đủ tiền công theo đúng thời hạn và phương thức đã thỏa thuận.

4. So sánh hợp đồng gia công và hợp đồng mua bán

Không ít người vẫn nhầm lẫn giữa hợp đồng gia công và hợp đồng mua bán. Tuy có nhiều điểm tương đồng nhưng về cơ bản thì chúng vẫn là hai loại hình hợp đồng khác nhau.

4.1. Điểm giống nhau

Sau đây là một vài điểm giống nhau của hợp đồng gia công và hợp đồng mua bán:

  • Mọi điều khoản cam kết trong hợp đồng đều dựa trên tinh thần tự nguyện, tự do trao đổi giữa các bên.
  • Đều mang tính chất của hợp đồng song vụ và hợp đồng có đền bù.
  • Giao kết trong cả hai hợp đồng phải đáp ứng điều kiện cơ bản của hợp đồng dân sự nói chung.

Hop-dong-gia-cong-la-gi

Hợp đồng gia công và hợp đồng mua bán có nhiều điểm tương đồng 

4.2. Điểm khác nhau

Bên cạnh một số điểm tương đồng, hợp đồng gia công và hợp đồng mua bán vẫn có sự khác biệt về nhiều mặt. Cụ thể, bạn hãy theo dõi bảng so sánh chi tiết dưới đây:

Tiêu chí so sánhHợp đồng gia côngHợp đồng mua bán
Đối tượng của hợp đồngHàng hóa xác được định theo nguyên mẫu, dựa vào yêu cầu của bên đặt gia công.Bất kỳ loại hình hàng hóa, dịch vụ nào được giao dịch hợp pháp.
Bản chấtKết quả được vật thể hóa, dựa theo nguyên mẫu cung cấp bởi bên đặt gia công.Chuyển đổi quyền sở hữu hàng hóa giữa các bên tham gia hợp đồng.
Nội dungĐiều khoản liên quan đến hoạt động gia công theo yêu cầu, nghĩa vụ và trách nhiệm của từng bên.Được thỏa thuận bởi các bên, quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của từng bên trong giao dịch mua bán.
Chủ thể của hợp đồngCá nhân hoặc tổ chức, bên nhận gia công phải có tư cách thương nhân (cá nhân hoặc tổ chức được cấp giấy phép kinh doanh).Cá nhân hoặc tổ chức (không yêu cầu cụ thể về tư cách thương nhân).

Bảng so sánh điểm khác biệt giữa hợp đồng gia công và hợp đồng mua bán

5. Mẫu hợp đồng gia công mới nhất

Nếu chưa biết hướng soạn thảo hợp đồng gia công theo đúng quy định, đảm bảo quyền lợi cho từng bên, bạn có thể tham khảo qua mẫu hợp đồng đã được FPT.eContract tổng hợp.

Mẫu hợp đồng gia công đặt hàng kèm link download  

Với sự hỗ trợ của những giải pháp thông minh như FPT.eContract, quá trình ký kết hợp đồng gia công sẽ trở nên đơn giản hơn. FPT.eContract là phần mềm hợp đồng điện tử phát triển bởi tập đoàn FPT. Phần mềm này hiện ứng dụng tại hơn 2.000 doanh nghiệp trên cả nước.

Khi áp dụng FPT.eContract vào quy trình trình ký kết hợp đồng, doanh nghiệp sẽ nhận về vô số lợi ích như:

  • Rút ngắn hơn 80% thời gian cho hoạt động ký kết.
  • Giảm hơn 70% chi phí triển khai cho hoạt động lưu trữ tài liệu.
  • Bảo đảm quyền lợi cho mọi chủ thể tham gia ký kết (hợp đồng tạo bởi FPT.eContract có giá trị pháp lý như hợp đồng giấy).

Hop-dong-gia-cong-la-gi

FPT.eContract – giải pháp số hóa quy trình khi kết hợp đồng cho mọi doanh nghiệp

Nếu đang muốn triển khai FPT.eContract nhưng còn băn khoăn về chi phí, bạn có thể tham khảo báo giá hợp đồng điện tử. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử trải nghiệm phiên bản miễn phí FPT.eContract Lite mới ra mắt hồi tháng 5/2023. Nếu cần giải đáp bất kỳ thắc nào, bạn hãy để lại thông tin tại phần LIÊN HỆ.

Chắc hẳn từ chia sẻ chi tiết trên đây, bạn đã hiểu rõ hợp đồng gia công là gì. Loại hình hợp đồng này luôn có sự tham gia của bên nhận gia công và bên đặt gia công sản phẩm theo nguyên mẫu. Trong quá trình hợp tác kinh doanh sản xuất hàng hóa, nếu cần sử dụng đến hợp đồng gia công, các bên nên cân nhắc triển khai hợp đồng chi tiết, tuân thủ quy định của pháp luật để bảo vệ quyền lợi của chính mình.

Hợp đồng vô hiệu là gì? Cách xử lý hợp đồng vô hiệu

Trong quá trình thực hiện giao dịch dân sự, bạn có thể đã từng nghe tới thuật ngữ hợp đồng vô hiệu. Vậy cần hiểu chính xác hợp đồng vô hiệu là gì? Trong bài tổng hợp kiến thức pháp luật ngày hôm nay, FPT.eContract sẽ phân tích chi tiết về tính vô hiệu của hợp đồng dân sự.

1. Hợp đồng vô hiệu là gì?

Muốn định nghĩa một cách chuẩn xác hợp đồng vô hiệu là gì, bạn có thể tham khảo quy định tại Điều 122 và Điều 407 Luật Dân Sự 2015. Cụ thể:

“Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện giao dịch dân sự có hiệu lực thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác. Bên cạnh đó tại Điều 407 Bộ luật dân sự có quy định.” Theo Điều 122.

“Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.” Theo Điều 407.

hop-dong-vo-hieu-la-gi

Hợp đồng vô hiệu là gì?

Từ hai quy định trên, bạn có thể hiểu hợp đồng vô hiệu là hợp đồng có các điều khoản không tuân thủ quy định pháp luật. Từ đó dẫn đến hệ quả hợp đồng không có giá trị pháp lý. Như vậy, quyền lợi và trách nhiệm của từng bên tham gia hợp đồng sẽ không phát sinh.

 2. Khi nào thì một hợp đồng được xác định là vô hiệu?

Một hợp đồng giao dịch dân sự được xác định là vô hiệu nếu xuất hiện một trong những điều kiện dưới đây:

  • Chủ thể tham gia hợp đồng không có khả năng thực hiện hành vi dân sự.
  • Chủ thể bị ép buộc ký kết, giao kết không dựa trên tinh thần tự nguyện.
  • Điều khoản hợp đồng không đúng quy định pháp luật, vi phạm điều cấm, không phù hợp chuẩn mực xã hội.
  • Thể thức hợp đồng không đúng quy định.

hop-dong-vo-hieu-la-gi

Hợp đồng có điều khoản vi phạm luật đều bị xem là vô hiệu

Từ phân tích trên, bạn có lẽ đã biết chính xác hợp đồng vô hiệu khi nào. Nói chung, hợp đồng bị vô hiệu không chỉ xét ở khía cạnh điều khoản trong hợp đồng mà còn có thể áp dụng khi chủ thể tham gia không trong tình trạng tỉnh táo, bị ép buộc, hợp đồng cũng bị xem là vô hiệu.

3. Phân loại hợp đồng vô hiệu

Dựa vào tính chất vi phạm, các trường hợp hợp đồng vô hiệu thường phân ra thành 3 loại.

3.1. Nội dung, mục đích hợp đồng vi phạm điều cấm

Với lại hợp đồng này, trong nội dung thường xuất hiện điều khoản vi phạm luật cấm, mục đích hợp đồng không đúng quy định pháp luật.

Chẳng hạn: Bên A vay 500 triệu của bên B với lãi suất 150% / năm, cả hai bên đều làm hợp đồng. Tuy nhiên, mức lãi suất 150% / năm cao hơn quy định cho vay của ngân hàng nhà nước. Như vậy, điều khoản về lãi suất không đúng luật, hợp đồng này sẽ bị xem như vô hiệu.

3.2. Hình thức hợp đồng không đúng quy định

Cả Luật Đầu Tư 2005 và Luật Dân Sự bổ sung năm 2015 đều quy định thể thức là một trong những điều kiện cơ bản để xác định hiệu lực hợp đồng. Nếu thể hiện theo thể thức không đúng quy định, hợp đồng sẽ bị xem là vô hiệu.

3.3. Chủ thể hợp đồng không có khả năng thực hiện hành vi dân sự, bị ép buộc

Nếu chủ thể hợp đồng không có khả năng thực hiện hành vi dân sự, bị ép buộc, hợp đồng đó lập tức bị xem là vô hiệu. Cụ thể quy định:

  • Khi giao dịch dân sự do người mất năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện. Theo Điều 125, Luật Dân Sự 2015.
  • Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. Theo Điều 128, Luật Dân Sự 2015.

hop-dong-vo-hieu-la-gi

Hợp đồng ký kết bởi chủ thể không có khả năng thực hiện hành vi dân sự bị xem là vô hiệu 

4. Hướng xử lý hợp đồng vô hiệu

Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu là mọi quyền lợi, nghĩa vụ đều không thể phát sinh ngay cả khi các bên ký kết đầy đủ. Theo quy định pháp luật hiện hành sẽ có 3 hướng xử lý chính đối với hợp đồng vô hiệu.

4.1. Khôi phục lại hiện trạng ban đầu

Một khi hợp đồng chính thức bị xem là vô hiệu, tình trạng ban đầu giữa các bên cần được khôi phục. Theo đó, tất cả bên liên quan cần hoàn trả lại những gì đã nhận của nhau.

Trường hợp tài sản đã nhận bị hư hại, bên nhận tài sản cần đền bù cho bên sở hữu tài sản trước đó theo đúng giá trị ban đầu. Trường hợp giá trị tài sản đó tăng lên, bên nhận lại tài sản cần thanh toán giá trị tương ứng cho bên nắm giữ tài sản trước đó theo đúng quy định.

4.2. Bên có lỗi có trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Bồi thường thiệt hại ở đây không bao gồm bồi thường về mặt tinh thần mà chỉ xét trên giá trị tài sản. Bên bị thiệt hại có quyền nhận bồi thường theo đúng quy định pháp luật từ bên gây thiệt hại.

4.3. Bảo vệ quyền lợi của bên thứ ba nếu hợp đồng bị vô hiệu

Nếu hợp đồng có sự tham gia vào bên thứ ba thì quyền lợi của bên thứ ba vẫn được bảo vệ ngay cả khi hợp đồng bị vô hiệu. Cụ thể:

  • “Đối với trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ những trường hợp được quy định tại Điều 167 Bộ luật dân sự năm 2015.
  • Còn trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba sẽ bị coi là vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa theo quy định của pháp luật hiện hành. “

Thực tế, hợp đồng có thể bị vô hiệu trong nhiều trường hợp. Với chia sẻ chi tiết trên đây, mong rằng bạn đã biết chính xác hợp đồng vô hiệu là gì và hướng xử lý cơ bản!

Phần mềm FPT.eContract được phát triển bởi Tập đoàn FPT. Đây là giải pháp hợp đồng điện tử tiên tiến hỗ trợ số hóa các bước ký kết hợp đồng, tiết kiệm thời gian và chi phí nhưng vẫn đảm bảo tính bảo mật, pháp lý.

hop-dong-vo-hieu-la-gi

Lợi ích khi ứng dụng phần mềm hợp đồng điện tử FPT.eContract 

FPT.eContract hỗ trợ doanh nghiệp ký kết số lượng lớn hợp đồng, dễ dàng triển khai trên quy mô lớn. Phần mềm này hiện được ứng dụng tại hàng loạt doanh nghiệp lớn tại Việt Nam như ngân hàng quốc tế VIB, hãng hàng không Vietjet Air, sàn thương mại điện tử Tiki,.. Nếu có nhu cầu triển khai FPT.eContract, bạn có thể tham khảo báo giá hợp đồng điện tử, xem xét và lựa chọn gói phần mềm thích hợp.

Mới đây, FPT vừa cho ra mắt phiên bản FPT.eContract miễn phí, tích hợp các tính năng hiện đại, không giới hạn số lượng và thời gian. Nếu có nhu cầu trải nghiệm, tìm hiểu thêm thông tin về phiên bản đặc biệt này, quý khách hàng hãy liên hệ ngay với chúng tôi.

Hợp đồng dịch vụ là gì? Mẫu hợp đồng dịch vụ mới nhất

Trong quá trình sử dụng và cung cấp dịch vụ, việc làm hợp đồng dịch vụ là một trong những bước có tính chất bắt buộc. Tuy vậy, có lẽ không nhiều người biết chính xác hợp đồng dịch vụ là gì. Trong bài chia sẻ kiến thức ngày hôm nay, FPT.eContract sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại hình hợp đồng này.

1. Hợp đồng dịch vụ là gì?

Trong bộ Bộ luật Dân sự 2015 có đề cập chi tiết về hợp đồng dịch vụ. Cụ thể theo Điều 513 và Điều 514, “hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.”

hop-dong-dich-vu-la-gi

Hợp đồng dịch vụ là gì?

2. Đặc điểm của hợp đồng dịch vụ

Sau đây là 3 đặc điểm cơ bản của các loại hợp đồng dịch vụ đang được triển khai, ứng dụng trong thực tế:

  • Trách nhiệm ràng buộc giữa các bên: Bên cung cấp dịch vụ có trách nhiệm về mặt pháp lý, bàn giao chính xác nội dung công việc cho bên sử dụng dịch vụ.
  • Mang tính chất của hợp đồng có đền bù: Bên sử dụng dịch vụ có trách nhiệm thanh toán đầy đủ cho bên cung cấp dịch vụ (khi nội dung công việc bàn giao theo đúng thỏa thuận). Thời điểm và cách thức thanh toán cần ghi rõ trong hợp đồng.
  • Mang tính chất hợp đồng song vụ: Bên cung cấp dịch vụ có trách nhiệm thực hiện đúng cam kết, hoàn thành công việc đã thỏa thuận với bên sử dụng dịch vụ. Ở phía ngược lại, bên sử dụng dịch vụ có trách nhiệm tiếp nhận bàn giao công việc, thanh toán đầy đủ cho bên cung cấp dịch vụ.
hop-dong-dich-vu-la-gi

Hợp đồng dịch vụ mang bản chất của hợp đồng có đền bù và song vụ

3. Quyền lợi và trách nhiệm của từng bên tham gia hợp đồng dịch vụ

Cả bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ đều phải thực hiện trách nhiệm đã cam kết nếu muốn hưởng đầy đủ quyền lợi.

3.1. Quyền lợi

Quyền lợi của bên cung cấp dịch vụ

  • Có quyền yêu cầu, đề xuất bên sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin, phương tiện cần thiết phục vụ công việc được giao.
  • Có quyền điều chỉnh thay đổi một số điều kiện dịch vụ nhằm đảm bảo lợi ích cho bên sử dụng dịch vụ. Việc thay đổi này không nhất thiết phải tham vấn ý kiến của bên sử dụng dịch vụ (nếu nhận thấy việc chờ lấy ý kiến có thể gây ảnh hưởng đến quyền lợi của bên sử dụng dịch vụ).
  • Có quyền yêu cầu bên sử dụng dịch vụ thanh toán đúng thời hạn theo cam kết hợp đồng.

Quyền lợi của bên sử dụng dịch vụ

  • Có quyền yêu cầu, đốc thúc bên cung cấp dịch vụ triển khai công việc theo đúng kế hoạch cam kết.
  • Nếu bên cung cấp dịch vụ vi phạm điều khoản ghi trong hợp đồng, bên sử dụng dịch vụ có thể yêu cầu đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc yêu cầu bồi thường.

3.2. Trách nhiệm

Trách nhiệm của bên cung cấp dịch vụ

  • Thực hiện đúng nội dung công việc đã ký với bên sử dụng dịch vụ.
  • Không chuyển giao công việc cần thực hiện cho bên thứ 3 nếu chưa bàn bạc, trao đổi và chưa được sự đồng ý của bên sử dụng dịch vụ.
  • Sau khi hoàn tất nội dung công việc, bên cung cấp dịch vụ có trách nhiệm bàn giao đầy đủ phương tiện, tài liệu cho bên sử dụng dịch vụ.
  • Nếu nhận thấy phương tiện, tài liệu bàn giao thiếu sót, bên cung cấp dịch vụ cần báo cáo lại ngay với bên sử dụng dịch vụ.
  • Tuyệt đối không tiết lộ thông tin hợp đồng, tài liệu phục vụ nội dung công việc cho bất kỳ bên thứ 3 nào nếu chưa được sự đồng ý của bên sử dụng dịch vụ.
  • Trường hợp không hoàn thành đúng nội dung công việc, để lộ thông tin tài liệu, làm hư hại phương tiện, bên cung cấp dịch vụ phải bồi thường cho bên sử dụng dịch vụ.

Trách nhiệm của bên sử dụng dịch vụ

  • Cung cấp đầy đủ tài liệu thông tin, phương tiện cần thiết cho bên cung cấp dịch vụ.
  • Thanh toán đúng thời hạn theo cam kết đã ký với bên cung cấp dịch vụ.
hop-dong-dich-vu-la-gi

Bên sử dụng dịch vụ có trách nhiệm thanh toán đầy đủ cho bên cung cấp dịch vụ  

4. Điểm khác biệt giữa hợp đồng dịch vụ và hợp đồng thương mại

Mặc dù có một số điểm tương đồng nhưng nếu xem xét kỹ về mặt bản chất thì hợp đồng dịch vụ và hợp đồng thương mại vẫn có điểm khác biệt nhất định. Sau đây là bảng so sánh chi tiết.

Nội dung so sánhHợp đồng dịch vụHợp đồng thương mại
Chủ thể hợp đồngCá nhân hoặc tổ chức (không nhất thiết phải có tư cách pháp nhân)Một trong các chủ thể phải có tư cách pháp nhân
Căn cứ pháp lýDựa theo quy định của Luật Dân sự 2015Dựa theo quy định của Luật Dân sự 2015 và Luật Thương Mại
Mục đích của hợp đồngCung cấp dịch vụTạo lợi nhuận cho các bên tham gia
Cơ quan đứng ra phân xử tranh chấpCơ quan tòa ánCơ quan tòa án và cơ quan tài phán
Điều khoản phạt vi phạm hợp đồngCác bên tham gia tự thỏa thuậnTheo quy định của Luật Thương Mại (không quá 8% giá trị hợp đồng)

Bảng so sánh điểm khác biệt giữa hợp đồng dịch vụ và hợp đồng thương mại

5. Một số mẫu hợp đồng dịch vụ

Nếu chưa quen soạn thảo hợp đồng dịch vụ, bạn nên tham khảo các mẫu hợp đồng có sẵn. Sau đó sửa đổi điều khoản theo yêu cầu thực tế của hai bên.

Sau phần giải thích chi tiết trên đây, bạn chắc hẳn phần nào hiểu rõ hợp đồng dịch vụ là gì. FPT.eContract – phần mềm hợp đồng điện tử tiên phong của tập đoàn FPT. Giải pháp phần mềm này đang triển khai tại hơn 2.000 doanh nghiệp. Với sự hỗ trợ của FPT.eContract, doanh nghiệp có thể số hóa quy trình ký kết hợp đồng, tiết kiệm hơn 70% chi phí và 80% thời gian.

hop-dong-dich-vu-la-gi

FPT.eContract – giải pháp cho mọi doanh nghiệp

Nếu cần triển khai ứng dụng FPT.eContract, bạn có thể tham khảo báo giá hợp đồng điện tử, xem xét lựa chọn gói phần mềm phù hợp. Đặc biệt trong tháng 5/2023 vừa qua, phiên bản miễn phí FPT.eContract Lite đã được FPT chính thức giới thiệu. Với phiên bản này, khách hàng có thể tạo hợp đồng nhanh gọn, không bị giới hạn số lượng và thời gian. Nếu cần tư vấn thêm hoặc nhận demo miễn phí, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

Hợp đồng giả cách là gì? Cách nhận biết hợp đồng giả cách

Tình trạng người vay tiền, mua bán tài sản bị lừa ký kết vào hợp đồng giả cách hiện không phải là hiếm. Vậy hợp đồng giả cách là gì? Làm thế nào để nhận biết loại hình hợp đồng này? Hy vọng những chia sẻ trong bài viết sau đây sẽ giúp bạn nhận diện chính xác hợp đồng giả cách và cách phòng ngừa rủi ro.

1. Hợp đồng giả cách là gì?

Hợp đồng giả cách không phải là hợp đồng hợp pháp. Đây đơn giản là một loại hình hợp đồng giả tạo, thường được tạo ra với mục đích che giấu các giao dịch bất hợp pháp.

Hợp đồng giả cách là gì? 

Hiện nay, hợp đồng giả cách xuất hiện phổ biến trong hoạt động cho vay, giao dịch mua bán hoặc cho tặng tài sản. Nếu không đọc kỹ điều khoản, chủ thể tham gia giao kết rất dễ mắc bẫy, không được bảo vệ quyền lợi nếu xảy ra tranh chấp.

2. Cách nhận biết hợp đồng giả cách

Chắc hẳn không ít người vẫn thắc mắc làm sao chứng minh hợp đồng giả cách. Nếu muốn nhận biết chính xác hợp đồng giả cách, bạn phải dành thời gian đọc kỹ điều khoản, tìm ra điểm bất hợp lý, trái pháp luật.

2.1. Không ghi lãi suất cụ thể

Rất nhiều trường hợp người đi vay tiền của các tổ chức ngoài ngân hàng phải ký hợp đồng xác nhận giao dịch, nhưng trong hợp đồng này lại không hề ghi lãi suất cụ thể. Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy hợp đồng người vay ký kết là hợp đồng giả tạo, không có giá trị pháp lý.

hop-dong-gia-cach-la-gi

Hợp đồng cho vay giả cách thường không ghi lãi suất cụ thể

Chẳng hạn: Bên A vay của bên B 500 triệu đồng. Cả hai bên có ký kết với nhau một hợp đồng với giá trị tiền vay 500 triệu đồng nhưng lại không ghi lãi suất cụ thể (lãi suất tự thỏa thuận).

Hợp đồng của bên A và bên B vẫn được công chứng như bình thường. Thế nhưng thực tế, bên A phải trả cho bên B lãi suất 100% / năm, cao hơn mức quy định của ngân hàng nhà nước. Trong trường hợp này, hợp đồng khởi tạo ban đầu là hợp đồng giả cách được tạo ra nhằm mục đích che giấu giao dịch cho vay nặng lãi, trái pháp luật.

2.2. Giá trị tài sản giao dịch thấp hơn thực tế

Trong quá trình giao dịch tài sản, không ít người gặp phải tình trạng giá trị tài sản trên hợp đồng thấp hơn nhiều so với thực tế. Mục đích khi tạo ra hợp đồng này là để trốn thuế.

hop-dong-gia-cach-la-gi

Nhiều hợp đồng giao dịch ghi giá trị tài sản thấp hơn thực tế

Chẳng hạn: Bên C mua một căn hộ của bên B với giá 1 tỷ đồng. Tuy nhiên trong hợp đồng thì giá trị của căn hộ chỉ là 500 triệu đồng. Như vậy, phí chuyển nhượng mà 2 bên phải chi trả đương nhiên giảm xuống 50%.

2.3. Cầm cố tài sản theo cách lách luật

Khi ký hợp đồng đầu tư, bạn cần đặc biệt chú ý đến điều khoản cầm cố tài sản. Bởi hiện nay rất nhiều đối tượng lôi kéo người tham gia bằng cách đưa ra dự án siêu lợi nhuận, nhưng lại yêu cầu nhà đầu tư ký kết hợp đồng cầm cố tài sản theo dạng mua bán hoặc chuyển nhượng.

Nếu ký hợp đồng này, coi như bạn đã chuyển nhượng tài sản cho người khác. Đến khi phát hiện và yêu cầu giải quyết, bạn rất khó đòi lại tài sản.

2.4. Người đi vay tiền phải ký giao dịch mua bán tài sản

Loại hình hợp đồng giả cách phổ biến nhất hiện nay là hợp đồng cho vay tài sản với lãi suất cao kèm điều khoản mua bán tài sản theo dạng chuyển nhượng. Rủi ro cho người đi vay lúc này là rất lớn. Muốn nhận diện loại hình hợp đồng giả cách, bạn hãy dựa vào những dấu hiệu sau:

  • Trong hợp đồng thường có điều khoản người vay nếu vi phạm nghĩa vụ trả nợ sẽ phải chuyển nhượng tài sản cho bên cho vay. Tuy nhiên, điều khoản liên quan đến lãi suất, thời hạn chi trả lại không rõ ràng.
  • Nhiều điều khoản trong hợp đồng gây bất lợi cho người vay. Chẳng hạn như giá trị tài sản thế chấp lớn hơn nhiều lần so với khoản vay.

3. Rủi ro pháp lý khi tham gia hợp đồng giả cách

Tại Điều 131 Bộ Luật Dân Sự 2015, cách giải quyết hợp đồng giả cách hay xử lý hậu quả của loại hình hợp đồng này được quy định như sau:

“1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

  1. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

  1. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
  2. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
  3. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”

Tuy vậy không phải lúc nào bên bị hại cũng có thể chứng minh mình là nạn nhân của hợp đồng giả cách với cơ quan phân xử. Rủi ro thường gặp phải nhất là mất tài sản, phải chi trả khoản nợ lớn gấp nhiều lần ghi trong hợp đồng.

Vậy nên trong quá trình vay mượn, mua bán tài sản cần làm hợp đồng, bạn phải đọc kỹ điều khoản hoặc nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia pháp lý, nhằm hạn chế rủi ro có thể gặp phải.

hop-dong-gia-cach-la-gi

Quy trình ký kết hợp đồng với sự hỗ trợ của FPT.eContract 

FPT.eContract – giải pháp hợp đồng điện tử tiên phong tại Việt Nam phát triển bởi Tập đoàn FPT. Hợp đồng khởi tạo bởi FPT.eContract đảm bảo giá trị pháp lý, bảo vệ quyền lợi cho người tham gia ký kết.

Nhiều doanh nghiệp lớn như công ty sữa Vinamilk, hãng xe Toyota Việt Nam, Ford Việt Nam, ngân hàng quốc tế VIB,… đều đang là khách hàng của FPT.eContract. Với sự hỗ trợ của giải pháp này, doanh nghiệp sẽ có thể triển khai số hóa quy trình ký kết hợp đồng một cách nhanh gọn.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu ứng dụng FPT.eContract, bạn hãy tham khảo báo giá hợp đồng điện tử. Song song với các gói phần mềm trả phí, FPT còn phát hành cả bản FPT.eContract Lite miễn phí hồi tháng 5/2023. Đây là phiên bản free không giới hạn số lượng và thời gian, tích hợp nhiều tính năng hiện tại.

4. Lời kết

Từ phần định nghĩa hợp đồng giả cách là gì, bạn chắc hẳn đã thấy rõ rủi ro nếu ký kết vào loại hình hợp đồng này. FPT.eContract chính là giải pháp hoàn hảo giúp doanh nghiệp triển khai ký kết số lượng lớn hợp đồng, đảm bảo tính pháp lý. Nếu cần tìm hiểu thêm thông tin chi tiết và nhận demo miễn phí, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi.

Hợp đồng BCC là gì? Ví dụ thực tế về hợp đồng BCC

Hiện nay, có nhiều loại hình hợp đồng được áp dụng trong các giao dịch kinh tế. Trong số này phải kể đến BCC. Vậy chính xác hợp đồng BCC là gì? FPT.eContract sẽ giúp bạn hiểu chi tiết hơn về loại hình hợp đồng này trong bài phân tích sau đây.

1. Hợp đồng BCC là gì?

Khái niệm về hợp đồng BCC hiện được đề cập chi tiết tại Khoản 14 Điều 3 Bộ Luật Đầu Tư năm 2020. Trích dẫn cụ thể:

Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.”

hop-dong-bcc-o-viet-nam

Hợp đồng BCC là gì?

Hiểu đơn giản thì BCC là loại hình hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa nhiều nhà đầu tư. Tỷ lệ góp vốn và phân chia lợi nhuận luôn được quy định rõ trong hợp đồng. Đặc biệt, chủ thể của hợp đồng BCC không nhất thiết phải có tư cách pháp nhân.

2. Nội dung và hình thức đầu tư của hợp đồng BCC ở Việt Nam

Phần tiếp theo của bài viết, FPT.eContract sẽ giúp bạn phân tích nội dung và hình thức đầu tư của hợp đồng BCC tại Việt Nam.

2.1. Nội dung

Trong mỗi bản hợp đồng BCC, người soạn thảo cập nhật cần đầy đủ một số nội dung cơ bản sau:

  • Thông tin người đại diện của từng chủ thể tham gia hợp đồng (họ tên, địa chỉ).
  • Mục đích, phạm vi của ngành nghề kinh doanh hợp tác.
  • Chi tiết tỷ lệ đóng góp và phân chia lợi nhuận cho từng bên tham gia hợp đồng.
  • Thời gian triển khai, tiến độ hoàn thành các mục tiêu cụ thể ghi trong hợp đồng.
  • Chi tiết quyền lợi và trách nhiệm của từng bên tham gia hợp tác.
  • Quy định về cách thức sửa đổi, vô hiệu hóa hợp đồng.
  • Trách nhiệm của từng bên nếu vi phạm điều khoản trong hợp đồng.
hop-dong-bcc-o-viet-nam

Nội dung trong hợp đồng BCC phải đầy đủ thông tin cơ bản 

2.2. Hình thức đầu tư

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC tại Việt Nam hiện chia thành 2 dạng. Bao gồm hợp đồng ký kết giữa những nhà đầu tư trong nước và hợp đồng ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài.

Trong đó, hình thức đầu tư ký kết giữa nhà đầu tư trong nước và ngoài nước cần tuân theo quy định tại Điều 38 của Luật Đầu Tư năm 2020. Cụ thể, thời gian xét duyệt giấy phép đầu tư dao động từ 5 đến 15 ngày, tùy theo từng dự án.

  • Thời gian xét duyệt 5 ngày kể từ thời điểm nhận được văn bản yêu cầu từ nhà đầu tư. Thời hạn này áp dụng cho những dự án thuộc diện được cấp phép dựa vào chứng nhận của nhà đầu tư.
  • Thời hạn xét duyệt 15 ngày kể từ thời điểm nhận được văn bản đồng ý từ nhà đầu tư. Thời hạn này áp dụng đối với dự án không thuộc quy định tại Điều 30-32.

3. Ưu điểm và hạn chế của hợp đồng BCC

Muốn hiểu chính xác hợp đồng BCC, bạn cần nắm rõ ưu điểm và hạn chế của loại hình hợp đồng này.

3.1. Ưu điểm

  • Hợp đồng BCC không yêu cầu chủ thể tham gia phải có tư cách pháp nhân. Chính vì thế, các nhà đầu tư có thể tự do trao đổi điều khoản ký kết mà không hề bị ràng buộc bởi quy định về quyền điều kiện pháp nhân.
  • Bởi không yêu cầu thành lập tổ chức kinh tế, không bị ràng buộc bởi tư cách pháp nhân nên hợp đồng đầu tư BCC sẽ giúp các bên tham gia tiết giảm đáng kể thời gian, chi phí.
  • Trong quá trình triển khai hợp đồng, các bên tham gia có thể linh hoạt hỗ trợ nhau, nâng cao hiệu quả hợp tác, dễ dàng điều chỉnh để hạn chế sai sót.
  • Nhà đầu tư tham hợp đồng hoàn toàn có thể sử dụng tư cách cá nhân để thực hiện cam kết trách nhiệm, nghĩa vụ và hưởng quyền lợi theo đúng quy định.
hop-dong-bcc-o-viet-nam

Chủ thể tham gia hợp đồng không nhất thiết phải có tư cách pháp nhân

3.2. Hạn chế

  • Vì không cần thành lập tổ chức kinh tế nên trong quá trình triển khai đầu tư chủ thể tham gia vẫn cần ký kết một vài hợp đồng liên quan phục vụ hợp đồng chính BCC.
  • Các bên thường không sử dụng con dấu chung. Điều này gây ra một số vướng mắc pháp lý trong trường hợp được yêu cầu cung cấp con dấu vào văn bản.
  • Hình thức hợp đồng BCC chỉ thực sự phù hợp áp dụng với những dự án triển khai trong ngắn hạn.

4. Ví dụ thực tế về hợp đồng BCC

Hợp đồng BCC hiện áp dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong đó, thăm dò khoáng sản, đầu tư bưu chính viễn thông,… có góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam là một số lĩnh vực ứng dụng phổ biến hợp đồng BCC. Chẳng hạn như hợp đồng đầu tư giữa SLD của Hàn Quốc và S-Fone của Việt Nam.

Hy vọng từ phần cập nhật thông tin trên đây, bạn sẽ hiểu một cách chuẩn xác hợp đồng BCC là gì. Gần đây, nhiều doanh nghiệp đang dần chuyển đổi sang ký kết bằng hợp đồng điện tử để tối ưu được thời gian và chi phí. Giải pháp hợp đồng điện tử FPT.eContract được nghiên cứu và phát triển bởi Tập đoàn FPT. Đây là phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp số hóa hiệu quả quy trình ký kết hợp đồng, tiết kiệm chi phí và thời gian triển khai.

Hợp đồng khởi tạo từ FPT.eContract đầy đủ tính pháp lý, bảo vệ tốt quyền lợi cho các bên tham gia ký kết. Giải pháp phần mềm này hiện sở hữu nhiều chứng nhận bảo mật cấp cao, đảm bảo thông tin của khách hàng được bảo vệ tốt nhất.

hop-dong-bcc-o-viet-nam

Các đơn vị doanh nghiệp tiêu biểu ứng dụng FPT.eContract 

Hiện nay có hơn 2.000 doanh nghiệp tại Việt Nam tin tưởng ứng dụng FPT.eContract. Nếu đang có nhu cầu triển khai phần mềm tiên tiến này, bạn hãy tham khảo báo giá hợp đồng điện tử mới nhất.

Vào tháng 5/2023, FPT vừa chính thức cho ra mắt bản FPT.eContract Lite miễn phí. Với phiên bản này, khách hàng có thể khởi tạo hợp đồng mà không bị giới hạn số lượng và thời gian. Nếu cần tìm hiểu thêm thông tin, demo miễn phí, quý khách hàng hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

Hợp đồng kinh tế là gì? Các mẫu hợp đồng mới nhất

Hợp đồng kinh tế được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong giao dịch mua bán, sản xuất kinh doanh. Trong quá trình triển khai ký kết, cá nhân và doanh nghiệp cần cập nhật chi tiết quy định về hợp đồng kinh tế. FPT.eContract sẽ tổng hợp đến bạn đọc quy định liên quan và những mẫu hợp đồng kinh tế mới nhất.

1. Hợp đồng kinh tế là gì?

Tất cả nội dung điều khoản trong mỗi HĐKT phải phù hợp với quy định của luật thương mại hiện hành. Trong quá trình xác lập giao kết, chủ thể tham gia hợp đồng có thể lựa chọn giao kết theo dạng văn bản giấy hoặc giao kết theo dạng hợp đồng điện tử.

hop-dong-kinh-te

Hợp đồng kinh tế chủ yếu liên quan đến hoạt động sản xuất, mua bán

2. Nội dung cơ bản của hợp đồng kinh tế

Để bảo vệ quyền lợi cho chủ thể tham gia, nội dung trong mỗi HĐKT phải đảm bảo đầy đủ và chi tiết nhất. Một số nội dung bắt buộc bao gồm:

  • Tên hợp đồng: Đặt tên hợp đồng theo quy định phân loại hợp đồng trong các bộ luật hiện hành.
  • Đối tượng của hợp đồng: Hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể.
  • Số lượng: Nội dung liên quan đến số lượng hàng hóa giao dịch cần đề cập chi tiết trong hợp đồng.
  • Đơn giá, hình thức thanh toán: Đơn giá và hình thức thanh toán cho sản phẩm, dịch vụ phải ghi rõ ràng.
  • Địa điểm và thời gian xác lập hợp đồng: Đây là phần nội dung rất quan trọng, hỗ trợ quá trình giải quyết tranh chấp sau này (nếu xảy ra).
  • Quyền và nghĩa vụ của từng bên tham gia: Các bên tham gia hợp đồng có quyền trao đổi về quyền lợi và nghĩa vụ. Sau khi thống nhất, tất cả chủ thể hợp đồng mới tiến hành ký kết.
  • Cách thức giải quyết tranh chấp: Trường hợp một trong các bên vi phạm điều khoản, phía cơ quan tài phán sẽ dựa vào điều khoản giải quyết tranh chấp để phân định đúng sai.hop-dong-kinh-te

HĐKT cần cập nhật đầy đủ một số nội dung cơ bản

3. Cập nhật quy định về hợp đồng kinh tế

Hiệu lực và cách thức giải quyết tranh chấp là 2 quy định quan trọng mà tất cả chủ thể tham gia giao kết cần tìm hiểu trước khi ký kết HĐKT.

3.1. Quy định về tính hiệu lực

Một HĐKT thực sự có hiệu lực nếu đáp ứng một số quy định cơ bản dưới đây:

  • Tất cả chủ thể tham gia giao kết hợp đồng phải có khả năng thực hiện hành vi dân sự (trong tình trạng tỉnh táo, không bị ép buộc).
  • Giao kết hợp đồng cần dựa trên nguyên tắc tự nguyện, các bên tham gia có quyền bình đẳng trao đổi và đi đến quyết định cuối cùng.
  • Nội dung trong hợp đồng phải đúng quy định pháp luật, không trái với chuẩn mực chung của xã hội.
hop-dong-kinh-te

Chủ thể của HĐKT phải có khả năng thực hiện hành vi dân sự

3.2. Quy định về giải quyết tranh chấp

Trong quá trình triển khai, thực thi điều khoản hợp đồng, đôi khi tranh chấp giữa các bên vẫn xảy ra. Trong trường hợp đó thường có 3 hướng giải quyết chính mà chủ thể tham gia hợp đồng có thể lựa chọn. Bao gồm:

  • Tự thỏa thuận giải quyết, không nhờ đến cơ quan tài phán hay tòa án.
  • Nhờ đến cơ quan tài phán hỗ trợ giải quyết.
  • Giải quyết tranh chấp theo phân xử của tòa án (biện pháp cuối cùng)

Nói chung, quy định giải quyết tranh chấp trong mỗi HĐKT phải đảm bảo tính chi tiết. Trước khi ký kết, mỗi chủ thể của hợp đồng cần trao đổi, xây dựng và đồng thuận về điều khoản giải quyết tranh chấp.

4. Các loại hợp đồng kinh tế

HĐKT trong thực tế rất đa dạng. Trong đó, một số loại hình hợp đồng phổ biến nhất phải kể đến như:

  • Hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa.
  • Hợp đồng cung ứng dịch vụ, sản phẩm.
  • Hợp đồng cho thuê bất động sản (nhà cửa, nhà xưởng, căn hộ,..).
  • Hợp đồng dịch vụ vận tải.
  • Hợp đồng nhượng quyền thương hiệu.

Chủ thể tham gia vào HĐKT có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Trong số này phải có ít nhất một chủ thể giữ vai trò thương nhân (cá nhân hoặc tổ chức được cấp giấy phép kinh doanh hợp pháp trong ngành nghề quy định) .

5. Mẫu hợp đồng kinh tế mới nhất

Khi thực hiện giao dịch mua bán số lượng hàng hóa lớn với tần suất thường xuyên, hoặc thuê dịch vụ chuyên nghiệp, bạn nên làm hợp đồng rõ ràng. Nếu chưa biết cách soạn thảo, bạn hãy tham khảo một số mẫu HĐKT rồi tiến hành điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp với nhu cầu giao dịch thực tế.

Hợp đồng kinh tế đang ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, cung ứng hàng hóa dịch vụ. Từ phần chia sẻ của FPT.eContract, hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về loại hình hợp đồng này!

FPT rất tự hào khi là một trong 5 đơn vị đầu tiên tại Việt Nam được cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử. Trong đó, FPT.eContract chính là giải pháp tiên phong mà FPT đang hỗ trợ hàng ngàn doanh nghiệp tại Việt Nam.

hop-dong-kinh-te

Danh sách các doanh nghiệp tiêu biểu ứng dụng giải pháp FPT.eContract của FPT

FPT.eContract được phát triển như một giải pháp hợp đồng điện tử tiên tiến cho phép khách hàng số hóa quy trình ký kết hợp đồng. Với sự hỗ trợ của giải pháp này, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm hơn 70% chi phí, 80% thời gian triển khai, tiến đến mô hình văn phòng không giấy tờ.

Nhiều doanh nghiệp tầm cỡ như công ty sữa Vinamilk, hãng hàng không Vietjet Air, ngân hàng số Timo, ngân hàng quốc tế VIB,… cùng hơn 2.000 doanh nghiệp lớn nhỏ khác đều tin tưởng ứng dụng FPT.eContract. Nếu cần tìm hiểu thêm thông tin hoặc triển khai ứng dụng, quý khách hàng có thể tham khảo báo giá hợp đồng điện tử.

Trong tháng 5/2023, FPT vừa giới thiệu phiên bản FPT.eContract Lite miễn phí. Nếu có nhu cầu tư vấn hoặc nhận demo trải nghiệm miễn phí, quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi.

>>ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ<<

Hợp đồng dân sự là gì? Các loại hợp đồng dân sự phổ biến 

Hợp đồng dân sự đang ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống. Thế nhưng, chắc hẳn không phải ai cũng biết rõ hợp đồng dân sự là gì. Trong góc chia sẻ kiến thức dưới đây, FPT.eContract sẽ tiến hành tổng hợp một vài thông tin cần biết về hợp đồng dân sự nói chung.

1. Hợp đồng dân sự là gì?

Khái niệm hợp đồng dân sự được đề cập tương đối cụ thể trong Điều 385 của Luật Dân Sự 2015. Theo đó, “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

hop-dong-dan-su-la-gi

Hợp đồng dân sự là gì? 

Hợp đồng dân sự có thể được lập bằng văn bản giấy thông thường hoặc theo dạng thông điệp dữ liệu (hợp đồng điện tử).

2. Đặc điểm của đồng dân sự

Đặc điểm của hợp đồng dân sự thể hiện rõ qua phần nội dung, thời gian và địa điểm giao kết, hiệu lực, quy định về phụ lục.

2.1. Nội dung cơ bản

Nội dung cơ bản trong hợp đồng dân sự phải tuân thủ theo quy định đề cập chi tiết tại Điều 398 của Bộ Luật Dân Sự 2015. Các nội dung cơ bản nhất bao gồm:

  • Đối tượng cụ thể của hợp đồng.
  • Số lượng, đơn giá, đặc điểm chất lượng (tùy theo tính chất lĩnh vực áp dụng).
  • Điều khoản về thanh toán.
  • Thời gian và địa điểm xác lập hợp đồng.
  • Quy định về phương thức triển khai hợp đồng.
  • Quyền lợi và nghĩa vụ của chủ thể tham gia hợp đồng.
  • Điều khoản về trách nhiệm bồi thường của từng bên nếu vi phạm hợp đồng.
  • Cách thức giải quyết tranh chấp (nếu có).
hop-dong-dan-su-la-gi

Nội dung hợp đồng dân sự phải đầy đủ thông tin cơ bản

2.2. Địa điểm giao kết

Địa điểm giao kết hợp đồng thường do các chủ thể tham gia tự thỏa thuận với nhau. Trường hợp không thỏa thuận chi tiết, địa điểm giao kết sẽ được mặc định là địa chỉ cư trú của chủ thể hoặc địa chỉ trụ sở của đại diện pháp nhân tham gia hợp đồng.

2.3. Thời điểm giao kết

Thời điểm giao kết hợp đồng dân sự được quy định tương đối chi tiết trong Điều 400 của Luật Dân Sự 2015. Cụ thể:

  • Hợp đồng sẽ chính thức giao kết khi bên nhận đề nghị giao kết chính thức chấp nhận giao kết.
  • Nếu tất cả chủ thể hợp đồng có thỏa thuận im lặng thì trong trường hợp này coi như hợp đồng đã chính thức giao kết.
  • Với hợp đồng giao kết theo dạng lời nói, thời điểm giao kết chính là lúc các bên đạt được thỏa thuận về điều khoản hợp đồng.
  • Đối với hợp đồng giao kết theo dạng văn bản, thời điểm giao kết chính là lúc các bên đặt bút ký kết.
  • Đối với dạng hợp đồng giao kết bằng lời nói nhưng sau đó chuyển sang hợp đồng văn bản, thời điểm giao kết sẽ xác định theo quy định tại Khoản 3 Điều 400 của Luật Dân Sự 2015.

2.4. Hiệu lực

Theo Điều 401 của Luật Dân Sự năm 2015, hiệu lực của hợp đồng dân sự được quy định cụ thể như sau:

  • Hợp đồng chính thức có hiệu lực kể từ thời điểm các bên đạt thỏa thuận giao kết (nếu không có thỏa thuận khác).
  • Kể từ thời điểm hợp đồng chính thức có hiệu lực, tất cả bên tham gia phải nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ đã cam kết. Một số điều khoản trong hợp đồng có thể sửa đổi nhưng phải được sự đồng thuận của tất cả chủ thể tham gia.
hop-dong-dan-su-la-gi

Hợp đồng dân sự thường bắt đầu có hiệu lực kể từ khi các bên đặt bút ký kết 

2.5. Quy định về phụ lục

Phụ lục chính là văn bản kèm theo hợp đồng, giải thích chi tiết điều khoản. Mọi thay đổi điều khoản trong hợp đồng cần thực hiện thông qua phụ lục. Sau đây quy định về phụ lục hợp đồng dân sự chiếu theo Điều 403 Luật Dân Sự năm 2015:

  • Mỗi hợp đồng phải có phụ lục kèm theo nhằm giải thích chi tiết các quy định về điều khoản.
  • Hiệu lực của phụ lục hợp đồng tương tự như hợp đồng. Nội dung trong phụ lục hợp đồng phải giống như trong hợp đồng.
  • Nếu trong phụ lục xuất hiện điều khoản không đúng với nội dung của hợp đồng, điều khoản này không được xem là hợp lệ (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác).
  • Nếu tất cả bên tham gia đồng ý với điều khoản trái với nội dung hợp đồng trong phụ lục thì điều khoản đó được xem là hợp lệ.

3. Các loại hợp đồng dân sự phổ biến

Hợp đồng dân sự nói chung bao gồm nhiều loại hình. Trong đó, phổ biến nhất phải kể đến 6 loại hợp đồng cơ bản dưới đây:

  • Hợp đồng song vụ: Tất cả tất bên tham gia hợp đồng phải có trách nhiệm, nghĩa vụ với nhau.
  • Hợp đồng đơn vụ: Chỉ một bên tham gia cần thực thi nghĩa vụ với bên còn lại.
  • Hợp đồng chính: Loại hình hợp đồng không bị ràng buộc bởi hợp đồng phụ.
  • Hợp đồng phụ: Loại hình hợp đồng bổ sung cho hợp đồng chính.
  • Hợp đồng vì lợi ích của bên thứ 3: Tất cả chủ thể tham gia đều có trách nhiệm thực thi nghĩa vụ với bên thứ 3.
  • Hợp đồng có điều kiện: Việc thực thi nghĩa vụ phụ thuộc vào thời điểm phát sinh, điều chỉnh thay đổi và chấm dứt hợp đồng.
hop-dong-dan-su-la-gi

Hợp đồng dân sự gồm nhiều dạng

4. Tổng hợp một số mẫu hợp đồng dân sự thường gặp

Muốn hiểu rõ hơn bản chất hợp đồng dân sự là gì, bạn nên tham khảo qua một vài mẫu hợp đồng thường gặp trong thực tế. Chẳng hạn như:

Mong rằng từ bài tổng hợp chi tiết của FPT.eContract, bạn sẽ hiểu chính xác định nghĩa và tính chất hợp đồng dân sự là gì!

Giải pháp hợp đồng điện tử FPT.eContract hiện được triển khai tại hơn 2.000 doanh nghiệp lớn nhỏ tại Việt Nam. Đây là giải pháp phần mềm tiên tiến phát triển bởi tập đoàn FPT, hỗ trợ các doanh nghiệp số hóa hoạt động ký kết hợp đồng, tiết giảm chi phí và thời gian triển khai.

FPT.eContract đảm bảo mọi hợp đồng khởi tạo đều đầy đủ tính pháp lý, bảo vệ quyền lợi cho người tham gia ký kết. Thông tin khách hàng sẽ được bảo mật một cách chuyên nghiệp.

Nếu cần triển khai FPT.eContract, bạn có thể tham khảo qua phần báo giá hợp đồng điện tử. Đặc biệt, phiên bản free FPT.eContract Lite vừa chính thức ra mắt vào hồi tháng 5/2023. Nếu muốn nhận tư vấn và trải nghiệm miễn phí, bạn có thể liên hệ với FPT.

>>ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ<<

Hợp đồng bảo hiểm điện tử là gì? Lợi ích của hợp đồng bảo hiểm điện tử

Sự cải tiến về công nghệ là một trong những thế mạnh giúp doanh nghiệp bảo hiểm thu hút ngày càng nhiều khách hàng. Điều đó được thể hiện qua việc đa số các doanh nghiệp bảo hiểm hiện đã triển khai và áp dụng hợp đồng bảo hiểm điện tử thay vì hợp đồng giấy. Hình thức này mang lại sự thuận tiện cho cả doanh nghiệp và người mua bảo hiểm trong việc ký kết cũng như quản lý hợp đồng.

Hợp đồng bảo hiểm điện tử là gì?

Hợp đồng bảo hiểm điện tử (HĐBHĐT) bao gồm các thỏa thuận giữa đơn vị bảo hiểm với khách hàng, được thể hiện dưới hình thức thông điệp dữ liệu. Theo các điều khoản trên hợp đồng thì bên mua bảo hiểm cần phải thực hiện nghĩa vụ đóng phí cho bên bán bảo hiểm. Ngược lại, bên bán bảo hiểm cần chi trả phí bảo hiểm cho bên mua trong trường hợp xảy ra các rủi ro được quy định trong phạm vi bảo hiểm.

hop-dong-bao-hiem-dien-tu
Hợp đồng bảo hiểm điện tử được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử

Như vậy, về hình thức, HĐBHĐT được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử. Theo Luật Giao dịch điện tử 2005 thì hình thức hợp đồng này có giá trị tương đương văn bản truyền thống. Về giá trị pháp lý, HĐBH với chữ ký điện tử hợp lệ sẽ có đầy đủ giá trị pháp lý như hợp đồng văn bản bằng giấy. Khi có các sự kiện bảo hiểm, người dùng có thể sử dụng HĐBHĐT để nhận bồi thường như nội dung đã thỏa thuận và ký kết.

Hợp đồng bảo hiểm điện tử mang lại lợi ích gì?

Sử dụng HĐBHĐT mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho cả doanh nghiệp và người mua bảo hiểm.

Lợi ích với doanh nghiệp bảo hiểm

Việc ứng dụng hợp đồng điện tử trong quá trình giao dịch với khách hàng và quản lý hợp đồng sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được nhiều vấn đề.

  • Tiết kiệm chi phí in ấn, chuyển phát tài liệu đến khách hàng. Nhờ đó tối ưu được chi phí quản lý của doanh nghiệp.
  • Tiết kiệm thời gian tối đa nhờ hình thức gửi hợp đồng online. Khách hàng nhận được hợp đồng luôn mà không phải chờ đợi lâu.
  • Quy trình ký kết nhanh chóng, thuận tiện mà không cần gặp mặt giữa các bên. Việc ký kết hợp đồng giữa đơn vị bảo hiểm và khách hàng có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi một cách hiệu quả.
  • Lưu trữ, quản lý và tra cứu hợp đồng dễ dàng qua các tính năng thông minh của phần mềm.
  • An toàn và bảo mật tuyệt đối. Hợp đồng bảo hiểm điện tử được lưu trữ trên nền tảng đám mây và được mã hóa bằng công nghệ hiện đại, đồng thời có sự phân quyền cho người mở xem.
  • Bắt kịp với xu hướng chuyển đổi số. Sử dụng HĐBHĐT cũng là cách để doanh nghiệp tiếp cận với xu thế của thời đại công nghệ số. Nhờ đó nâng cao uy tín, sự chuyên nghiệp và xây dựng hình ảnh thương hiệu tốt hơn trong mắt khách hàng.
hop-dong-bao-hiem-dien-tu
Hiện đã có nhiều doanh nghiệp triển khai hợp đồng bảo hiểm điện tử

Lợi ích với khách hàng mua bảo hiểm

Ký kết HĐBHĐT cũng mang đến cho người mua bảo hiểm những lợi ích không nhỏ.

  • Thông qua hình thức hợp đồng điện tử, khách hàng có thể nhanh chóng và chủ động tìm kiếm được đầy đủ thông tin về doanh nghiệp cũng như thông tin về các gói bảo hiểm khác nhau.
  • Hợp đồng được lưu trữ trên nền tảng riêng, được mã hóa với công nghệ bảo mật tối tân. Bởi vậy, nội dung hợp đồng được bảo mật tuyệt đối.
  • Trong quá trình ký kết hợp đồng, khách hàng không cần trực tiếp gặp mặt doanh nghiệp. Bởi vậy tiết kiệm được thời gian và công sức đi lại.
  • HĐBHĐT có giá trị pháp lý như hợp đồng giấy. Vì thế khách hàng có thể yên tâm khi sử dụng.
hop-dong-bao-hiem-dien-tu
Ký HĐBHĐT tiết kiệm nhiều thời gian công sức cho khách hàng

Giải pháp ký hợp đồng bảo hiểm điện tử nhanh chóng, an toàn với FPT.eContract

Sự phát triển của công nghệ đã tạo nên những đột phá mới trong mọi lĩnh vực. Thị trường bảo hiểm Việt Nam cũng được thừa hưởng những tiện ích tối tân từ sự phát triển đó. Việc giao kết hợp đồng bảo hiểm điện tử mang đến những trải nghiệm hoàn toàn mới với rất nhiều lợi ích cho khách hàng và doanh nghiệp. Chính vì thế, hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam đều triển khai hợp đồng bảo hiểm điện tử, đơn cử như như FWD.

FPT.eContract là đơn vị cung cấp giải pháp hợp đồng điện tử tốt nhất hiện nay để giúp các doanh nghiệp số hóa quy trình giao kết và quản lý hợp đồng. Thay đổi giao kết hợp đồng giấy bằng hợp đồng điện tử của FPT.eContract giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được 70-80% thời gian và chi phí.

FPT.eContract ứng dụng công nghệ bảo mật hiện đại, nhờ vậy, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hợp đồng bảo hiểm. Điều này giúp doanh nghiệp và khách hàng luôn yên tâm khi sử dụng dịch vụ.

hop-dong-bao-hiem-dien-tu
FPT.eContract là giải pháp hợp đồng điện tử khả thi cho mọi khách hàng

Với rất nhiều lợi ích như vậy, FPT.eContract đã và đang là giải pháp hợp đồng điện tử được rất nhiều doanh nghiệp lớn trên cả nước lựa chọn như Vietjet Air, SSI, VNPay, 30Shines, Tiki, TPS,…

Kết luận

Có thể khẳng định rằng sử dụng hợp đồng bảo hiểm điện tử là giải pháp thông minh cho cả doanh nghiệp và người mua bảo hiểm. Điều này cũng phù hợp với xu hướng phát triển chung trên toàn cầu. Doanh nghiệp muốn tìm hiểu thêm về hợp đồng điện tử và báo giá hợp đồng điện tử của FPT.eContract có thể liên hệ, đăng ký để được FPT tư vấn và demo miễn phí.